Thông tư 43: Áp trần cho vay tiêu dùng 100 triệu đồng đã hợp lý?

Trong nội dung về cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN, hoạt động cho vay của công ty tài chính được xác định là cho vay tiêu dùng khi tiền vay dưới hình t
Thông tư 43: Áp trần cho vay tiêu dùng 100 triệu đồng đã hợp lý?

Giới hạn cho vay tiêu dùng cá nhân của công ty tài chính tối đa 100 triệu đồng 

Cá nhân vay tối đa 100 triệu ?

Đặc biệt, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng với một cá nhân tại công ty tài chính không được vượt quá 100 triệu đồng, trừ trường hợp khách hàng vay tiền để mua ô tô và sử dụng ô tô đó làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay theo quy định của pháp luật.

Bà Phạm Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Pháp chế và tuân thủ FE CREDIT cho biết, đây là một cải thiện rõ nét và hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế, giúp người vay tiêu dùng có thể linh hoạt sử dụng khoản tiền vay. Hạn mức trên phù hợp với các loại hình sản phẩm mà FE CREDIT đang có, cũng như phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, trong một góc nhìn khác, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đặt ra hạn mức tiêu dùng 100 triệu đồng là chưa hợp lý, bởi có những món vay tiêu dùng như đi chữa bệnh ở nước ngoài, chẳng hạn tại Singapore, một ngày cũng có thể phải trả đến 5.000 USD. Do đó, việc giới hạn là quá hạn hẹp.

Mục đích cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính được hạn chế trong một số hoạt động, bao gồm mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó. Cụ thể, các nhu cầu vay để mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao, chi phí sửa chữa nhà ở được xác định là vay vốn tiêu dùng.

TS. Hiếu đặt vấn đề, nếu cho các ngân hàng được tự do cho vay tiêu dùng, tại sao lại áp trần cho các công ty tài chính, trong khi đây là thời điểm không chỉ ở Việt Nam, mà các nền kinh tế lớn trên thế giới, công ty tài chính phát triển mạnh hơn ngân hàng?

TS. Hiếu phân tích, có thể việc áp trần theo cơ quan quản lý là nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng trong nền kinh tế thị trường, ngành tài chính-ngân hàng cần một cách nhìn rộng hơn, không nên giới hạn, mà phải cho các công ty tài chính có sức cạnh tranh ngang ngửa với ngân hàng.

“Quản lý rủi ro tín dụng không thể quản lý hành chính bằng giới hạn cho vay, mà bản thân các công ty tài chính phải có cơ chế quản lý rủi ro. Nếu không, dù áp mức 100 triệu đồng hay 200 triệu đồng cũng vẫn rủi ro. Ngược lại, khi đã quản lý rủi ro tốt, các hạn mức sẽ không còn ý nghĩa”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, nêu quan điểm, để “lách” quy định, người vay sẽ đi vay nhiều nơi hơn, ví dụ như vay ngân hàng một phần, phần còn lại vay công ty tài chính.

Thêm những băn khoăn

Bên cạnh việc người tiêu dùng có thể sẽ gặp một vài khó khăn, các công ty tài chính cũng đối mặt thách thức. Bà Vương Thủy Tiên, Thành viên HĐTV Home Credit Việt Nam chia sẻ, các quy định mới về phương pháp tính lãi tiền vay quy đổi lãi suất theo năm (một năm là 365 ngày, thay cho 360 ngày như trước đây), quy định cụ thể về việc tính lãi chậm trả, hoặc lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn…, sẽ buộc công ty tài chính phải điều chỉnh hệ thống cho phù hợp.

Bà Thủy Tiên cho biết, điều này tác động lớn đến hoạt động của công ty tài chính như Home Credit, vì số lượng khách hàng rất lớn và mọi việc đều phải thực hiện tự động. Công ty sẽ phải thay đổi hệ thống về cách tính lãi, lãi phạt quá hạn, sửa đổi hợp đồng và phải đăng ký hợp đồng mẫu với Bộ Công thương. Thời gian đăng ký hợp đồng mẫu với Bộ Công thương ít nhất là 20 ngày làm việc mới được phê duyệt, trong trường hợp hợp đồng mẫu đầy đủ và hợp lệ.

“Hợp đồng tín dụng cần được bổ sung quy định mới, trong khi còn phải đăng ký tại Cục Quản lý cạnh tranh. Do đó, thời hạn áp dụng từ 15/3/2017 là khá ngắn để thực hiện loạt hợp đồng này”, bà Hải Vân nhận định.

Bên cạnh đó, trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo các công ty tài chính đều chung băn khoăn, cách tính lãi quá hạn theo các quy định mới sẽ gây khó khăn hơn trong việc giải thích rõ ràng về mức phạt khách hàng phải nộp, do mức lãi này thay đổi theo ngày và khá khó hiểu đối với phần lớn khách hàng của các công ty tài chính. Do vậy, việc thông tin rõ ràng và dễ hiểu hơn cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có kiến thức về tài chính chưa cao, là điều không dễ dàng.

“Chúng tôi cũng mong muốn NHNN xem xét lại thời gian áp dụng Thông tư cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động, cũng như những khó khăn mà các công ty tài chính có thể gặp phải khi tuân thủ các quy định mới”, bà Thủy Tiên nói.

Lãnh đạo cao cấp Công ty Tài chính Prudential nhận định, mặc dù vẫn còn những điểm cần phải nghiên cứu, trao đổi thêm, nhưng việc ban hành Thông tư 43 cũng đã phản ánh “hơi thở cuộc sống” trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính. Chúng tôi hiện đang nỗ lực tuân thủ, sắp xếp, điều chỉnh các quy định nội bộ theo Thông tư 43.

“Đầu tuần này, NHNN đã có buổi trao đổi tại Hà Nội và sắp tới là tại TP.HCM xung quanh hai Thông tư 39 và 43. Nếu xuất hiện vướng mắc khi triển khai, cơ quan quản lý cho biết, sẵn sàng lắng nghe, trao đổi, tìm giải pháp xử lý phù hợp”, vị lãnh đạo này thông tin.

Theo Nhuệ Mẫn/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...