Thu hơn 28.000 tỷ từ cổ phần hóa và thoái vốn DNNN

Trong 6 tháng đầu năm, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt 28.055,29 tỷ đồng. Trong đó có tới 22.457 tỷ đồng thu được từ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), gấp 4,5 lần số thu từ IPO cả
Thu hơn 28.000 tỷ từ cổ phần hóa và thoái vốn DNNN

Ngày 25/7, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo đánh giá tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm.

Tính từ đầu năm tới hết tháng 6, cả nước có 16 DN Nhà nước đã IPO và bán gần 46% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược, thu về 22.457,29 tỷ đồng, gấp 4,5 lần số thu từ IPO của cả năm 2017.

Trong số 16 doanh nghiệp này, có một số doanh nghiệp quy mô lớn như: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Phát điện 3, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.

Về thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,các bộ, địa phương cũng bán vốn Nhà nước tại 42 DN với giá trị sổ sách 1.813 tỷ đồng, thu về 5.598 tỷ đồng (gấp 3,08 lần giá trị sổ sách).

Như vậy, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong 6 tháng đầu năm đạt 28.055,29 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2016 đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2011 - 2015 (khoảng 78.000 tỷ).

Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo cho rằng tiến độ cổ phần hóa DNNN, bán vốn nhà nước còn chậm, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt triển khai và cần có nỗ lực lớn trong 6 tháng cuối năm để hoàn thành cao nhất kế hoạch đề ra của năm 2018.

Theo kế hoạch, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa 85 doanh nghiệp nhưng đến nay mới cổ phần hóa được 19 doanh nghiệp.

Mặt khác, tiến độ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2017 có 135 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, nhưng chỉ mới thoái vốn được 17 doanh nghiệp. Năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, nhưng đến nay, mới thực hiện thoái vốn tại 10 doanh nghiệp.

Cùng với đó, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, chấp hành chế độ báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt tại một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Có tới 747 doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo báo cáo của Bộ Tài chính tính đến ngày 15/8/2017.

 >> Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Không chỉ chú trọng yếu tố kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...