Thu nhập những ngành nào đang tăng nhanh nhất quý II/2022?

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II của 21 ngành kinh tế đã tăng mạnh, có nhiều ngành nghề có thu nhập tăng trên 10%.

Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,5 triệu đồng so với 5,6 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 8 triệu đồng, cao gấp 1,38 lần khu vực nông thôn 5,8 triệu đồng.

Biến động thu nhập của người lao động trong quý II so với quý I năm nay khác với xu hướng thường thấy của các năm trước. Từ 2019 đến 2021, thu nhập lao động quý II thường giảm so với quý I do các khoản thu nhập phụ trội bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý I. 

thu nhập bình quân của người lao động
Lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng, tăng 8,7%

Nhưng trong năm nay, thu nhập bình quân của người lao động trong quý II không chứng kiến sự sụt giảm so với quý trước như mọi năm mà tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ. 

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, thu nhập bình quân của người lao động quý II/2020 có tốc độ tăng trưởng khá, tăng 8,9%, tương ứng tăng khoảng 542 nghìn đồng. Còn với cùng kỳ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng.

Ngoài ra, quý II/2022, thu nhập của lao động làm việc ở cả ba khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất trong ba khu vực kinh tế. So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,5 triệu đồng, tăng 11,5%.

Lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng, tăng 8,7%. Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 3,8 triệu đồng, tăng 3,6%.

Quý II năm 2022 cũng chứng kiến sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân của lao động làm việc ở một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá. Cụ thể như khai khoáng đạt mức 9,7 triệu đồng, tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là nông nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,4 triệu đồng, tăng 12,4%, tương ứng tăng khoảng 818 nghìn đồng; sản xuất và phân phối điện đạt 9,6 triệu đồng, tăng 10,7%, tương ứng tăng 928 nghìn đồng. Ngành dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 6,2 triệu đồng, tăng 10,2%, tương ứng tăng 572 nghìn đồng. 

Ngay cả ngành gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá xăng dầu như ngành Vận tải kho bãi cũng có mức tăng trưởng thu nhập khá, tăng 4,2% so với quý trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính chung 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 6,5 triệu đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 11% (tương ứng tăng 646 nghìn đồng) so với cùng kỳ năm 2020. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,35 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn.

Xem thêm

Dự kiến bãi bỏ 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Dự kiến bãi bỏ 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong quý I, Bộ đã rà soát, đề xuất cắt giảm Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiệ
Các nhóm ngành nghề bị khiếu nại nhiều nhất trong năm 2019

Các nhóm ngành nghề bị khiếu nại nhiều nhất trong năm 2019

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), trong năm 2019, nhóm ngành “tài chính, bảo hiểm, ngân hàng” chiếm tới 41% tổng số các vụ khiếu nại của người tiêu dùng. Sau đó là nhóm “điện thoại, viễn thông” chiếm 19% và nhóm “đồ điện tử gia dụng” chiếm 7%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...