Thủ tướng: Không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế để kiểm soát lạm phát dưới 4%

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành cần có biện pháp kiểm soát lạm phát trong 6 tháng còn lại của năm 2018.
Thủ tướng: Không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế để kiểm soát lạm phát dưới 4%

Họp trực tuyến với các địa phương sáng ngày 2/7, Thủ tướng cho biết tình hình kinh tế tiếp tục phát triển tiếp tục đi theo xu hướng tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là GDP tăng 7,08% trong nửa đầu năm 2018.

Người đứng đầu Chính phủ tiếp tục khẳng định quyết tâm đạt được những mục tiêu về tăng trưởng và lạm phát đã đặt ra. Tuy nhiên, lạm phát đang có xu hướng tăng khi CPI tháng 5, 6 liên tục tăng cao, CPI 6 tháng đạt 3,29%. Mức này tăng cao nhất trong 7 năm qua chủ yếu là do giá xăng dầu, ăn uống, giao thông, vật liệu xây dựng.

Theo đó, Thủ tướng nhận định 6 tháng cuối năm Việt Nam sẽ phải chịu sức ép trong việc kiểm soát lạm phát.

"Phải có giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực để lạm phát trong năm 2018 không vượt 4%, tạo điều kiện ổn định vĩ mô, phát triển bền vững", Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng cho biết các Bộ, ngành, địa phương cần có trách nhiệm trong kiểm soát vĩ mô. Ở một số lĩnh vực cụ thể, Thủ tướng cho biết không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế phải đủ điều kiện mới tăng trong năm 2018.

Với mục tiêu GDP đạt 6,5% trong năm 2018, Thủ tướng cho biết 2 quý III, IV, tăng trưởng của Việt Nam phải đạt lần lượt 6,53% và 6,36%.

"Mục tiêu tăng trưởng là rất quan trọng để giảm nợ công, tạo việc làm và thu ngân sách", Thủ tướng nói. Cụ thể, nhờ vào mức tăng trưởng 6,81% và quy mô nền kinh tế trên 5 triệu tỷ đồng nên nợ công từ 64% GDP đã giảm còn 61% GDP.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành phải tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để kinh tế tăng trưởng tốt hơn. Trong đó, ông nhấn mạnh đến các nút thắt về thủ tục, môi trường đầu tư kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...