Thủ tướng yêu cầu không siết tín dụng bất động sản bất hợp lý

Thủ tướng yêu cầu không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý. Thay vào đó, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu không siết tín dụng bất động sản bất hợp lý

Nội dung này nằm trong Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Phạm Minh Chính về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, Thủ tướng đánh giá thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, sự phát triển của lĩnh vực bất động sản thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa hợp lý, giá sản phẩm bất động sản nhất là giá nhà ở còn khá cao so với thu nhập của người dân, cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch...

Do đó, Thủ tướng yêu cầu không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý. Thay vào đó, cơ quản quản lý cần tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước.

Mặt khác, Thủ tướng nhấn mạnh không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, chú ý các hành vi trốn thuế trong kinh doanh bất động sản, không để đổ vỡ, bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi Nghị định số 153 năm 2020 của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Kiểm soát huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán, tránh đầu cơ, thao túng.

Đồng thời, Bộ Tài chính phối hợp với NHNN kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Cơ quan quản lý có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng cũng đưa ra một số giải pháp khác như: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; Công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng; Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; Ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư.

Xem thêm

Vì sao NHNN chưa nới room tín dụng?

Vì sao NHNN chưa nới room tín dụng?

Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã phải tạm dừng hoạt động cho vay bởi đã hết room và phải “mòn mỏi” chờ đợi được cấp thêm khiến một bộ phận lớn doanh nghiệp “méo mặt”. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước lại đang tỏ ra rất kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%.
Thanh khoản căn hộ giảm do điểm nghẽn tín dụng

Thanh khoản căn hộ giảm do điểm nghẽn tín dụng

Báo cáo tháng 7 của DKRA Việt Nam, thanh khoản căn hộ tại thị trường TP HCM và vùng phụ cận (Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh) tiếp tục lao dốc, nối tiếp đà giảm từ nửa cuối quý II đến nay.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...