Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon tại Việt Nam từ kinh nghiệm của Thụy Điển

Hôm nay, ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải khí carbon tại Việt Nam – từ kinh nghiệm của Thụy Điển”.
Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon tại Việt Nam từ kinh nghiệm của Thụy Điển

Tham dự hội thảo có Bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam; ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức phi chinh phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe những tham luận về chính sách và tầm nhìn của Việt Nam trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, các điển hình thành công tại Thụy Điển và trong khu vực, cũng như cách thức các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn khi thực hiện mô hình này. Một trong những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong việc áp dụng mô hình này đó là vấn đề quản lý thu gom và tái chế tài nguyên rác, được coi là nguyên liệu đầu vào trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Chính vì thế, hội thảo cũng đã dành thời gian để xem xét thực tiễn việc quản lý rác tại Hà Nội, mô hình thu gom và tái chế rác tại Thụy Điển và đặc biệt chia sẻ về những thách thức cũng như cơ hội đối với các công ty tái chế rác ở Việt Nam.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Đại sứ Thuỵ Điển, bà Ann Måwe nhấn mạnh: “Trong nền kinh tế tuần hoàn, chúng ta coi mọi thứ đều là nguồn tài nguyên – rác cũng là tài nguyên. Nền kinh tế tuần hoàn đem lại giá trị cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những doanh nghiệp đã triển khai mô hình này đang dần minh chứng cho hiệu quả chi phí của việc tái sử dụng tài nguyên so với khai thác mới từ đầu. Từ đó, cắt giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tôi mong rằng điều này sẽ tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam."

"Là một trong những quốc gia phát triển bền vững hàng đầu trên thế giới, Thụy Điển hướng tới một xã hội không rác thải. Nhờ ý thức bảo vệ môi trường của người dân, sự khuyến khích của chính phủ cũng như hệ thống thu gom rác hiệu quả, Thụy Điển đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong 'Cuộc cách mạng tái chế’ hơn hai thập kỷ qua. Tỷ lệ chất thải tái chế của các hộ gia đình tăng từ 38% năm 1975 lên 99% hiện nay. Kinh tế tuần hoàn, hiểu theo cách đơn giản, có nghĩa là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Điều này cũng có nghĩa là phương thức tiêu thụ cũng thay đổi và Thụy Điển sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với Việt Nam", Đại sứ Måwe nhận định.

Tại hội thảo, Tetra Pak, nhà cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển đã chia sẻ hành trình tiến đến nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon của Công ty thông qua việc tiên phong trong nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường. Sản phẩm hộp giấy đựng thực phẩm lỏng của hãng được sản xuất từ nguồn rừng tái sinh và có kiểm soát, được dán nhãn chứng nhận bảo vệ rừng FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng thế giới). Gần đây nhất, hãng đã bắt đầu thử nghiệm ống hút giấy dùng cho các sản phẩm đồ uống đóng hộp tại Châu Âu, trở thành Công ty cung cấp giải pháp đóng gói đầu tiên ra mắt ống hút giấy tại châu lục này.

Ông Jeffrey Fielkow, Giám đốc Điều hành Tetra Pak Việt Nam cho biết: “Chúng ta không nên xem các vấn đề môi trường như là biến đổi khí hậu hay rác thải một cách riêng lẻ mà cần phải nhìn các vấn đề trong một tổng thể thống nhất. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần phải đạt được mô hình kinh tế tuần hoàn mở trong đó không chỉ là vấn đề tái chế, tái sử dụng mà còn phải tính cả tác động của carbon trong nguyên liệu và sản xuất. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải có cái nhìn xa hơn là sản phẩm để giải quyết những tác động của việc kinh doanh. Công ty chúng tôi đang hướng tới điều này bằng việc mang đến những giải pháp tạo ra ít phát thải carbon nhất, cho hiệu quả cao nhất, giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường và cùng với các đối tác triển khai tái sinh những sản phẩm của mình.”

Trước thềm hội thảo, tháng 6/2019, Tetra Pak đã hợp tác với tám công ty hàng đầu khác trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mong muốn thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc đẩy mạnh quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm. Trên phạm vi toàn cầu, Tetra Pak đặt mục tiêu giảm 42% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và cam kết sử dụng điện năng tái tạo 100% cũng vào năm này.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh sự tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam. Lượng rác thải của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Việt Nam cũng là một trong mười nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí.

Trong khi đó, tỷ lệ tái chế rác thải của Việt Nam chỉ đạt dưới 10% tổng lượng chất thải. Một lượng chất thải đáng kể đang được chôn trực tiếp tại các bãi chôn lấp hoặc xả ra biển. Với 13 triệu tấn chất thải thải ra biển mỗi năm, Việt Nam đứng thứ 17 trên thế giới và thứ 5 châu Á về ô nhiễm chất thải nhựa đại dương, thải ra hơn 500.000 tấn mỗi năm vào đại dương.

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới hiện nay. Việc chuyển từ mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn có thể giúp các quốc gia ứng phó với sự cạn kiệt tài nguyên và tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hội thảo cũng kết thúc với phiên thảo luận nhấn mạnh việc hình thành quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư, là điều kiện then chốt để mô hình kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon có thể phát triển sâu rộng tại Việt Nam.

Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về quản lý và tái chế chất thải. Lượng chất thải sinh hoạt gia đình được tái chế đã tăng từ 38% vào năm 1975 lên 99% hiện nay và chỉ còn 1% chất thải được chuyển đến các bãi rác. Rất nhiều chất thải được tái chế và sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Thụy Điển hiện đã trở thành một nhà nhập khẩu chất thải với trên 2,3 triệu tấn chất thải được nhập khẩu mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…