Thưởng thức tranh nghệ thuật - Thú chơi "sang" của người có tiền

Tranh nghệ thuật hiện cũng là một trong những thú chơi và một loại hình đầu tư của người có tiền.
Thưởng thức tranh nghệ thuật - Thú chơi "sang" của người có tiền

Nghệ thuật hội họa vốn là một lĩnh vực kén người chơi, kén người xem. Tinh hoa, cảm hứng mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm không phải người xem nào cũng có thể hiểu. Và nghệ thuật trở thành một lĩnh vực khó. Kể cả ở các thành phố lớn, không gian dành cho nhưng tác phẩm nghệ thuật đương đại cũng không quá phổ biến. Người ta tìm đến những nơi trưng bày nghệ thuật trưng bày như VCCA ở khu đô thị Royal City hầu như để ngắm nhìn cho biết hay chụp ảnh check-in cho đúng xu hướng chứ cũng không hẳn là am tưởng và đam mê nghệ thuật.

image-15168727733301840315713.png

Một góc trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA tại khu đô thị Royal City, Hà Nội.

Những người có am hiểu về nghệ thuật và yêu thích các tác phẩm hay những nhà sưu tập có thể tiếp cận với các tác phẩm đương đại nhiều hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ thường là những nhà sưu tập chuyên nghiệp hoặc nhưng người có điều kiện và đam mê thưởng thức nghệ thuật. Nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đô để sở hữu một tác phẩm nghệ thuật mà không cần mặc cả. Hầu hết những người sưu tập tranh, chơi tranh đều là những người giàu, có điều kiện nhất định. Tranh nghệ thuật cũng là một trong như thú chơi và một loại hình đầu tư của họ.

Họa sĩ Phạm Xuân Trung là một tên tuổi trẻ trong làng mỹ thuật. Anh bắt đầu với đam mê nghệ thuật, trưởng thành trong giai đoạn khó khăn cho các họa sỹ trẻ. Bởi thị trường không còn sự nâng đỡ mạnh mẽ từ những nhà sưu tập nước ngoài thích thú với một nền mỹ thuật mới của thập kỷ 90, bởi những thế hệ đàn anh đã có tên tuổi, và những gallery chọn lọc họa sỹ dẫn dắt trào lưu một cách gắt gao.

Theo chia sẻ của họa sĩ, trước đây, người làm nghệ thuật đương đại nói chung và hội họa nói riêng rất khó khăn bởi ít người biết đến, quan tâm. Do cuộc sống mưu sinh, anh từng làm rất nhiều nghề khác. Cuộc sống chật vật, có khi phải "nhờ vợ nuôi" để nuôi đam mê. Được sự ủng hộ, hỗ trợ của vợ, và cũng là một người nhanh nhạy với thị trường, sự nghiệp họa sĩ của Phạm Xuân Trung đã dần khởi sắc khi anh đã có những tác phẩm vừa đặc sắc vừa dung hòa giữa nghệ thuật và những thứ mà nhiều người cần và dễ chấp nhận.

la-bang-80x120-1516872365812549387549.jpg

Bức tranh Lá Bàng của họa sĩ Phạm Xuân Trung.

Tuy nhiên, gần đây, việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật đương đại ở Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động. Với sự ra đời của Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA ở Vincom Megamall, giới hoạt động nghệ thuật đương đại đã có thêm một cầu nối đưa nghệ thuật tới gần hơn với công chúng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

Cùng với đó, sự phát triển của mạng xã hội, internet, các tác phẩm có thể tiếp cận với đông đảo những người thực sự quan tâm đến nghệ thuật thực sự. Nhiều hội, nhóm được lập ra, quy tụ nhưng tác giả từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư cùng "khoe" những đứa con tinh thần của mình. Từ đó, việc kết nối giữa họa sĩ và các nhà sưu tập, người yêu nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây, các họa sĩ có bán tranh qua các hội nhóm online dễ dàng hơn so với việc mở triển lãm, phòng trưng bày tốn kém như trước.

Sau thành công của triển lãm Tứ Lập 1 bao gồm 4 người là Phạm Xuân Trung, Bùi Văn Tuất, Nguyễn Minh và Đặng Hữu, các họa sĩ tiếp tục ra mắt triển lãm Tứ Lập 2 phần nào mang hơi hướng đương đại nhưng kín đáo. Những tác phẩm đặc biệt của Phạm Xuân Trung được một nhà sưu tầm mua với mức giá khoảng 2.000 USD/m2.

Theo Cafef

Có thể bạn quan tâm

Những hành động "kì quái" của giới nhà giàu

Những hành động "kì quái" của giới nhà giàu

Xin đóng thêm thuế, đập xe Mercedes kêu gọi bảo vệ môi trường, vung tiền làm lễ truy điệu sống, chơi bẩn vì không mua được đất... là những hành động "quái lạ" của những người lắm tiền nhiều của.
Sự thật về sữa mặt trăng

Sự thật về sữa mặt trăng

Sữa mặt trăng đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ là một thức uống “kì diệu” có thể chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên sự thật có như lời đồn hay không?