Thương vụ bán HAGL Land trị giá 1.680 tỷ đồng

Trong quý II/2016, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) đã bán tiếp gần 17% cổ phần sở hữu tại CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) với giá trị thương vụ 1.680 tỷ đồng. Số lợi nhuận n
Thương vụ bán HAGL Land trị giá 1.680 tỷ đồng

Trong quý II/2016, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) đã bán tiếp gần 17% cổ phần sở hữu tại CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) với giá trị thương vụ 1.680 tỷ đồng. Số lợi nhuận này đang “ẩn nấp” ở đâu trên báo cáo tài chính của tập đoàn?

Trước áp lực tài chính căng thẳng, trong quý II/2016, HAG đã thực hiện cơ cấu lại danh mục tài sản, trong đó bán bớt các bất động sản, vốn góp ở công ty con… để tạo dòng tiền.Theo báo cáo tài chính quý II/2016, tập đoàn đã phải bán bớt một phần vốn tại ba công ty con trong lĩnh vực bất động sản là công ty CP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land), công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Myanmar và công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Bangkok.Bán công ty con thu 1.680 tỷ đồngTỷ lệ sở hữu của HAG tại ba công ty này lần lượt giảm xuống còn 68,9%, 68,9% và 32,38%, do đó tập đoàn vẫn nắm quyền kiểm soát tại đây. Trong đó, HAGL Bangkok và HAGL Myanmar cũng là hai công ty con trực tiếp của HAGL Land.Trong số này, HAGL Land là công ty chủ chốt của tập đoàn với quy mô vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Hồi đầu năm, HAG vẫn sở hữu 85,75% vốn điều lệ HAGL Land, đến quý II đã bán đi 16,85% vốn (tương ứng khoảng 33,7 triệu cổ phần). Giá trị thương vụ chuyển nhượng này không được Hoàng Anh Gia Lai công bố trong báo cáo tài chính.Nhưng mới đây, khi công ty CP Bamboo Capital (mã: BCG) công bố báo cáo tài chính, đã xác nhận BCG chính là đơn vị đã chi ra số tiền 1.680 tỷ đồng mua số cổ phần HAGL Land từ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.Khoản đầu tư vào công ty HAGL Land hiện chiếm tới 49% giá trị tổng tài sản của BCG. Được biết, Bamboo Capital hiện có vốn điều lệ 407 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, tài chính, kinh doanh bất động sản…Với số tiền chi ra 1.680 tỷ đồng, HAG đã bán cổ phiếu công ty con HAGL Land với giá tới 49.851 đồng/CP, mức giá khá cao trong bối cảnh các cổ phiếu họ Hoàng Anh Gia Lai đều lao đao, mất giá.Hồi đầu năm 2015, HAG đã thỏa thuận với tập đoàn bất động sản Rowsley Limited – Singapore về việc mua lại 50% cổ phần của công ty HAGL Land với giá trị khoảng 275 triệu USD (tương đương 6.050 tỷ đồng).Thỏa thuận này bao gồm việc bán 20% cổ phần hiện hữu của công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai và 30% cổ phần phát hành mới để tăng vốn. Việc đầu tư vào HAGL Land được đánh giá tiềm năng, sinh lời cao vì công ty này đang sở hữu 100% vốn tại công ty TNHH Hoàng Anh Myanmar (chủ sở hữu 100% dự án bất động sản HAGL Myanmar Center tại Yangon, Myanmar).Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, HAG công bố đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác phát triển khu phức hợp tại Yangon, Myanmar với tập đoàn Rowsley Limited.Nguyên nhân được cho là vì phía Rowsley muốn đầu tư trực tiếp vào Hoang Anh Myanmar, chứ không đầu tư gián tiếp thông qua việc sở hữu cổ phần HAGL Land và thuế suất trên lợi nhuận chuyển nhượng vốn tại Myanmar quá cao (40%) nên không có lợi cho HAG.Tạo lợi nhuận “đẹp”Theo quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, khi công ty mẹ thoái một phần vốn tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát, công ty mẹ phải hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con và ghi nhận kết quả của việc thoái vốn vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Do đó, trong quý II/2016, HAG đã bán bớt vốn nhưng vẫn nắm quyền chi phối tại ba công ty con thì lợi nhuận được ghi nhận vào khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.Báo cáo tài chính quý II/2016 cho thấy, cuối kỳ, HAG đang có khoản lợi nhuận chưa phân phối gần 1.888 tỷ đồng, giảm 583 tỷ đồng so với cuối quý I/2016. Số liệu lợi nhuận này bỗng “đẹp” hơn là nhờ sự đóng góp của khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng ba công ty con nêu trên.Trong khi đó, theo giải thích của lãnh đạo HAG, khoản lỗ bất ngờ hơn 1.244 tỷ đồng trong quý II là do tập đoàn chịu lỗ từ hoạt động thanh lý tài sản, lỗ từ đánh giá lại các tài sản không hiệu quả. Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do chi phí tăng vọt, nhất là ảnh hưởng từ gánh nặng trả lãi vay rất lớn, lên tới 500 tỷ đồng…Vậy vì sao HAG không mạnh tay bán nhiều cổ phần tại các công ty con, có thể chuyển thành công ty liên kết để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt? Theo quy định về hạch toán kết quả kinh doanh, lợi nhuận từ các công ty liên kết sẽ không được hợp nhất vào báo cáo tập đoàn. Trong khi đó, HAG đang trông chờ chủ yếu vào lợi nhuận từ mảng bất động sản trong tương lai.Đáng lo nhất, HAG đang có kết quả kinh doanh thua lỗ với số lỗ luỹ kế hết tháng 6 là 838,5 tỷ đồng. Nếu tình hình thua lỗ không được cải thiện, có khả năng cổ phiếu HAG sẽ bị đưa vào diện cảnh báo.Điều này sẽ gây tổn hại nhiều mặt cho HAG cũng như các cổ đông, vì giá cổ phiếu HAG thời gian qua đã rớt thảm hại, hiện chỉ giao dịch ở mức 6.000 đồng/CP.Phần lớn cổ phiếu HAG thuộc sở hữu của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã được dùng làm tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ngân hàng. Khi cổ phiếu HAG càng giảm giá thì giá trị tài sản bảo đảm sụt giảm, khiến áp lực tài chính của tập đoàn càng thêm căng thẳng. Giải pháp tình thế là bán bớt cổ phần các công ty con cũng là lựa chọn khôn ngoan.

Theo Hải Hà/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm