Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2023 qua con số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
KTXH-thang-11.jpg

Nhiều chỉ số kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi và có xu hướng tăng lũy tiến...

THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 11/2023 ước đạt 126,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 11 tháng năm 2023 ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán năm và giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như sau:

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng đầu năm 2023.jpg

- Thu nội địa tháng 11/2023 ước đạt 106,1 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2023 ước đạt 1.272,7 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán năm và giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.

- Thu từ dầu thô tháng 11/2023 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2023 ước đạt 57,1 nghìn tỷ đồng, bằng 135,9% dự toán năm và giảm 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 11/2023 ước đạt 15,7 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2023 ước đạt 206,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,5% dự toán năm và giảm 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chi ngân sách nhà nước 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Về chi, tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 11/2023 ước đạt 158,2 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng năm 2023 ước đạt 1.502,9 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, chi thường xuyên 11 tháng năm 2023 ước đạt 953 nghìn tỷ đồng, bằng 81,3% dự toán năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái; chi đầu tư phát triển đạt gần 461 nghìn tỷ đồng, bằng 63,4% và tăng 36,3%; chi trả nợ lãi 86,4 nghìn tỷ đồng, bằng 84% và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.

CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TĂNG ĐÁNG KỂ

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11/2023 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023.jpg

Trong đó, so với cùng kỳ, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 3,8%.

Một số sản phẩm công nghiệp tăng cao trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg
Một số sản phẩm công nghiệp giảm trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số công nghiệp ước tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 1,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,7%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,2%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm 0,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

XUẤT - NHẬP KHẨU

Trong tháng 11 này, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu giảm 5,9%; nhập khẩu giảm 10,7%. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.

Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 31,08 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ USD, giảm 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,59 tỷ USD, giảm 4,1%. So với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng tăng 6,7%.

Kinh ngạch xuất khẩu một số mặt hàng 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 85,94 tỷ USD, giảm 2,2%, chiếm 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 236,56 tỷ USD, giảm 7,1%, chiếm 73,4%.

Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,6 tỷ USD, giảm 0,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,2 tỷ USD, tăng 1,7%. So với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng qua tăng 5,1%.

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 296,67 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 105,94 tỷ USD, giảm 8,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 190,73 tỷ USD, giảm 11,7%.

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ SÔI ĐỘNG DỊP CUỐI NĂM

Hoạt động thương mại dịch vụ tháng 11 diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ cho các ngày lễ lớn dịp cuối năm và chào mừng năm mới 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2023 ước tính tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.

chỉ số CPI của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,3%, doanh thu du lịch lữ hành tăng 50,5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 552,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đó, 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.667 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7%.

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA

Hoạt động vận tải vào tháng cuối năm tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa. Vận chuyển hành khách tháng 11/2023 tăng 5,1% và luân chuyển hành khách tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022; vận chuyển hàng hóa tăng 7,7% và luân chuyển hàng hóa tăng 8,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 11,5% và luân chuyển tăng 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái; vận chuyển hàng hóa tăng 12,9% và luân chuyển tăng 10,5%.

Tình hình vận tải hàng hóa trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Về vận tải hành khách: Tháng 11/2023, vận tải hành khách ước đạt 403,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 2,4% so với tháng trước và luân chuyển 20,4 tỷ lượt khách/km, tăng 2,3%.

Tính chung 11 tháng năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 4.203,5 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2022 và luân chuyển đạt 222,5 tỷ lượt khách/km, tăng 23,9% chủ yếu do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại.

Vận tải trong nước ước đạt 4.189,6 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2022 và 181,9 tỷ lượt khách/km luân chuyển, tăng 9,7%; vận tải ngoài nước ước đạt 13,9 triệu lượt khách vận chuyển, gấp 3,1 lần và 40,6 tỷ lượt khách/km luân chuyển, gấp 2,9 lần cùng kỳ năm ngoái.

Xét theo ngành vận tải, tất cả các ngành đường trong 11 tháng năm 2023 đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2022.

Về vận tải hàng hóa: Tháng 11/2023 ước đạt 189,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 3% so với tháng trước và luân chuyển 43,1 tỷ tấn/km, tăng 3,9%.

Tính chung 11 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 2.062,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2022 và luân chuyển 442,4 tỷ tấn/km, tăng 10,5%. Trong đó, vận tải trong nước ước đạt 2.021,7 triệu tấn vận chuyển, tăng 13,1% và 277,9 tỷ tấn/km luân chuyển, tăng 13,5%; vận tải ngoài nước ước đạt 40,6 triệu tấn vận chuyển, tăng 3% và 164,5 tỷ tấn/km luân chuyển, tăng 5,8%.

Xét theo ngành vận tải, hầu hết các ngành đường 11 tháng năm 2023 có tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái do vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước tăng. Riêng vận tải đường sắt tiếp tục giảm do các đơn hàng xuất, nhập khẩu giảm và khó khăn khi cạnh tranh với vận tải đường thủy vì chi phí cao hơn.

KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11/2023 đạt hơn 1,2 triệu lượt người, tăng 10,9% so với tháng trước và gấp 2,1 lần cùng kỳ năm 2022.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 phân theo phương tiện đến.jpg
Khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng đầu năm 2023 phân theo vị trí địa lý.jpg

Tính chung 11 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 11,2 triệu lượt người, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm 2022 và bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra đại dịch Covid-19.

HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Trong tháng, cả nước có 14.267 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 153,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 93,7 nghìn lao động, giảm 7,6% về số doanh nghiệp, tăng 22% về vốn đăng ký và giảm 28,8% về số lao động so với tháng 10/2023; so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 19,5% về số doanh nghiệp, tăng 47% về số vốn đăng ký và tăng 26,6% về số lao động.

Tình hình thành lập doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 32% so với tháng trước và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng, cả nước còn có 6.562 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,6% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 11 tháng năm 2023, cả nước có hơn 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.366,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 974,1 nghìn lao động, tăng 6% về số doanh nghiệp, giảm 7,9% về vốn đăng ký và tăng 7,2% về số lao động so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2023 đạt 9,4 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm 2023 là 3.150,6 nghìn tỷ đồng, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp tăng vốn gần 1.784,4 nghìn tỷ đồng, giảm 40,1%.

Bên cạnh đó, còn có gần 55,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 201,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong tháng 11 vừa qua, có 4.510 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 18% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022; có 6.598 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 34,7% và tăng 29,5%; có 1.443 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,9% và tăng 1,5%.

Tính chung 11 tháng năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 85,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái; gần 57,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26,3%; gần 16,2 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4%. Bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

VỐN FDI ĐĂNG KÝ CẤP MỚI

Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước ước đạt 75% kế hoạch, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới tính đến ngày 20/11/2023 ước đạt 16,41 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tháng qua ước đạt 70,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 549,1 nghìn tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2022 bằng 74,9% và tăng 20,9%).

Trong số 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2023, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 3,31 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hồng Kông (Trung Quốc) 3,15 tỷ USD, chiếm 19,2%; Trung Quốc 3,06 tỷ USD, chiếm 18,7%; Đài Loan 2,05 tỷ USD, chiếm 12,5%; Hàn Quốc 1,7 tỷ USD, chiếm 10,4%; Nhật Bản 757,8 triệu USD, chiếm 4,6%.

Địa phương thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới trong 11 tháng đầu năm 2023.jpg

7 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI đăng ký cấp mới là Quảng Ninh; Bắc Giang; Hải Phòng; Nghệ An; Bắc Ninh; Hải Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Có thể bạn quan tâm