Tisco đang “mắc kẹt” tại dự án mở rộng gang thép giai đoạn 2 bao nhiêu tiền?

Tổng chi phí đầu tư của Dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 tính đến thời điểm ngày 30/6/2020 là khoảng 5.504 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm 2.296 tỷ đồng.
Tisco đang “mắc kẹt” tại dự án mở rộng gang thép giai đoạn 2 bao nhiêu tiền?

CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã: TIS) vừa công bố BCTC quý II/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm.

Theo đó riêng quý II doanh thu thuần đạt 2.747,5 tỷ đồng tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ tuy nhiên tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần tăng cao chiếm tới 95% nên lợi nhuận gộp chỉ còn gần 128 tỷ đồng giảm 21,7% so với quý II/2019.

Trong kỳ mặc dù chi phí tài chính giảm mạnh 35% nhờ giảm chi phí lãi vay nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao hơn cùng kỳ, ghi nhận thêm 2,5 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác nên kết quả lợi nhuận sau thuế đạt gần 15 tỷ đồng giảm gần một nửa so với cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ là gần 14 tỷ đồng tương đương EPS đạt 81 đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Tisco đạt 4.904,6 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 10,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 19,7 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 18,3 tỷ đồng giảm 50,5% so với nửa đầu năm 2019.

Tính đến hết 30/06/2020 tổng nợ phải trả của Tisco vẫn còn 7.843,5 tỷ đồng, vẫn gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu (1.932 tỷ đồng). Tổng tài sản tăng 271,6 tỷ đồng so với đầu năm, lên 9.775,6 tỷ đồng chủ yếu do tăng hàng tồn kho.

Tại BCTC của Tisco, đơn vị kiểm toán đã đưa ra nhiều kết luận ngoại trừ cũng như nhấn mạnh. Theo đó, dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 được triển khai từ năm 2007, việc đầu tư dự án đã kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu và hiện vẫn chưa hoàn thành tổng chi phí đầu tư dự tính đến thời điểm 30/6/2020 là 5.504 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay đã “ngốn” 2.296 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện Chính phủ và các cơ quan có liên quan đang trong quá trình xử lý các sai phạm, tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành dự án. Do vậy, đơn vị kiểm toán không thể xác định được những tổn thất có thể có liên quan đến dự án trên cũng như ảnh hưởng của các vấn đề này đến báo cáo tài chính.

Hiện nay, cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2.

Một trong những hành vi nghiêm trọng nhất của dự án là Tisco không hề lập dự toán, mà chỉ sử dụng số liệu của đơn vị tư vấn là CTCP Công nghiệp Việt Nam (Vinaicon) để trình VNSteel (công ty mẹ của Tisco), các bộ, ngành và Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt chi phí phát sinh phần C trong hợp đồng EPC lên tới 15,57 triệu USD. Số tiền này được xác định là không có căn cứ để chi. Quá trình điều tra, bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định số thiệt hại khoảng trên 850 tỷ đồng.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại ngày 30/6/2020, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là 3.051 tỷ đồng, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả liên quan đến dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 đã quá hạn thanh toán.

Những sự kiện này, cùng với các vấn đề trên cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắc giữa niên độ cho kỳ kế toán.

Bên cạnh đó, CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Thái Trung là công ty con của Tisco được thành lập năm 2011, đang trong giai đoạn đầu tư với hoạt động kinh doanh chính là thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, công ty tạm dừng hoạt động để hoàn thiện thủ tục xin giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật. Do đó, số liệu của công ty con CTCP Khai thác và Chế biến Khoáng sản Thái Trung đang dùng để hợp nhất số liệu của báo cáo tài chính năm 2014.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...