Tòa tuyên thu hồi 5.190 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích

Số tiền 5.190 tỷ đồng gây nhiều tranh cãi trong vụ án Phạm Công Danh, tòa tuyên cần thu hồi vì đây là vật chứng của hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Tòa tuyên thu hồi 5.190 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích

Bà Trần Ngọc Bích đã gửi 5.190 tỷ đồng vào VNCB, lấy sổ để thế chấp vay tiền ngân hàng này sau đó cho Phạm Công Danh vay lại

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 24/1, Toà án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Theo đó, tòa quyết định thu hồi 5.190 tỷ đồng là vật chứng của các bị cáo trong vụ án liên quan đến bà Trần Ngọc Bích và các cá nhân khác vay vào các ngày 26/8/2013 của VNCB để trả lại cho ngân hàng.

Đối với Trần Ngọc Bích và các cá nhân trên, do tiền bị thu hồi ngược nên bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh còn nợ của VNCB số tiền 5.190 tỷ đồng. Do tiền bị thu hồi, Phạm Công Danh phải có nghĩa vụ trả lại cho nhóm bà Bích. Về quan hệ pháp luật giữa ông Thanh với ông Danh sẽ giải quyết thành vụ án khác nếu các bên có yêu cầu.

Số tiền 5.190 tỷ đồng là khoản tiền gây nhiều tranh cãi nhất trong đại án VNCB. Đây là số tiền do bà Trần Ngọc Bích gửi tiền tại VNCB để lấy sổ tiết kiệm, sau đó thế chấp sổ tiết kiệm cho VNCB để vay tiền rồi cho Phạm Công Danh vay lại. Phạm Công Danh khai thường dùng khoản vay sau để trả nợ cho khoản vay trước, cộng với số tiền lãi phải trả cho ông Thanh, bà Bích nên khoản nợ sau luôn cao hơn khoản nợ trước.

HĐXX quyết định không chấp nhận kháng cáo của 25 bị cáo, 27 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, giữ nguyên toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 9/9/2016 của TAND TP.HCM. Tuyên bố bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB) lãnh án 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 18 năm tù cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.

Các bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) cũng bị tuyên y án 22 năm tù; Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT VNCB) 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 19 năm tù về 2 tội danh nêu trên.

Tòa buộc bà Hứa Thị Phấn trả lại 851 tỷ đồng là vật chứng trong hành vi cố ý làm trái quy định, trả cho ngân hàng, nộp lại 97 tỷ đồng là vật chứng.

Đối với các tài sản bị kê biên, Tòa tiếp tục lệnh duy trì với các tài sản: Hồ Văn Huê, Bình Chánh; đồng thời giải tỏa kê biên 124 sổ tiết kiệm giao cho Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam.

Tòa quyết định khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định Nhà nước liên quan hành vi của Phạm Thị Trang; Hứa Thị Phấn và một số thành viên của Ngân hàng Đại Tín.

Về quan điểm của đại diện VKS đề nghị tòa kiến nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao xem xét trách nhiệm hình sự của Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích; Vũ Thị Như Thảo, Trần Trọng Nghĩa với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị cáo Danh gây thiệt hại của VNCB số tiền 5.190 tỷ đồng, tòa phúc thẩm ghi nhận toàn bộ ý kiến của đại diện VKS.

Với đề nghị của VKS về việc làm rõ các khoản tiền lãi mà bà Bích, ông Thanh đã nhận để truy thu thuế thu nhập cá nhân và làm rõ hành vi trốn thuế, HĐXX ghi nhận ý kiến này của KSV, đề nghị cơ quan điều tra xem xét theo quy định của pháp luật.

Đối với đề nghị của VKS cấm xuất cảnh với những người đã bị khởi tố và đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự tại tòa phúc thẩm, tòa cho biết việc cấm xuất cảnh là biện pháp hành chính, quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2, nếu xét thấy cần thiết thì Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ có quyết định.

Theo Mai Ngọc/Trí thức trẻ

>> Bí mật khách hàng VIP gửi tiền, ăn lãi nghìn tỷ

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...