Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kinh tế đối ngoại

Sau hơn 25 năm đầu tư vào Việt Nam, thời gian lưu lại nhiều ấn tượng nhất với tôi là giai đoạn 2004 - 2024...

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc bày tỏ niềm cảm kích trước sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho các doanh nghiệp của kiều bào ở nước ngoài
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc bày tỏ niềm cảm kích trước sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho các doanh nghiệp của kiều bào ở nước ngoài

Khi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ban hành năm 2004, lúc này Ngài Nguyễn Phú Trọng đương nhiệm Thường trực Bộ Chính trị và đến năm 2006 Ngài làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hơn 2 nhiệm kỳ...

Góc nhìn đa chiều về một yếu nhân mỗi người mỗi cách, riêng cá nhân tôi xin được nói thêm về kinh tế đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau hơn 2 nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, bởi thời gian này có nhiều điểm nhấn đột phá trong quan hệ bang giao cũng như phát triển kinh tế của Việt Nam.

Công bằng mà nói từ khi nhận nhiệm vụ là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ của Việt Nam với các thế lực lớn mạnh về kinh tế, quân sự trên thế giới được cải thiện mạnh mẽ. Việt Nam đã ký 7 hiệp định đối tác chiến lược toàn diện với các cường quốc, trong đó 5 hiệp định được ký kết thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khi thế giới có nhiều biến chuyển tiêu cực, chiến tranh truyền thống và phi truyền thống liên tục nổ ra thì Việt Nam vẫn kiên định con đường chính trị của mình đã thiết lập. Nguyên thủ của các nước mạnh nhất thế giới đều có mặt tại Hà Nội (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga...) để đàm phán tìm giải pháp hoà bình cho các khu vực xảy ra chiến tranh.

Đường lối "Ngoại giao cây tre" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trở thành slogan cho các nước nghiên cứu và học hỏi để ứng biến với mọi tình huống có thể xẩy ra nhằm duy trì hoà bình trong khu vực và thế giới.

Trong 13 năm ông giữ cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, mặc dù vẫn cần phải có những đánh giá, tổng kết trong sự phát triển kinh tế tư nhân. Nhưng khách quan nhìn nhận, để Việt Nam phát triển như ngày hôm nay cá nhân tôi cho rằng đây là thành công rất lớn của Đảng, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc phát triển nền kinh tế tư nhân đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua.

Đó là, doanh nghiệp trong nước cũng như Kiều bào ở nước ngoài được về nước kinh doanh thuận lợi hơn. Đột phá lớn nhất là sự thay đổi về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở… và đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng, trong đó có vai trò rất lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 13 năm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị lãnh đạo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng hơn 4 lần - từ khoảng 104,6 tỷ USD năm 2010 lên 430 tỷ USD năm 2023. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng hơn 3,6 lần, từ 1.168 USD lên 4.284,5 USD.

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc
Kiều bào Canada, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Sơn

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...