Chuẩn bị cổ phần hóa, doanh thu của Sông Đà bất ngờ giảm mạnh
Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của công ty mẹ Sông Đà sụt giảm 1.260 tỷ đồng so với đầu năm, xuống còn 15.032 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả lại tăng mạnh lên tới 12.360 tỷ đồng. Xét cơ cấu nợ của công ty mẹ Tổng công ty sông Đà chủ yếu là nợ ngắn hạn với 6.715 tỷ đồng, gồm chi phí phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền tước, vay và nợ thuê ngắn hạn là 2.449 tỷ đồng. Nợ dài hạn lên tới 5.645 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ vay tài chính dài hạn với khoảng 4.481 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2016, hoạt động đầu tư của công ty mẹ Sông Đà cũng ghi nhận khoản lỗ 514 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh năm 2016 gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng cao nên doanh thu chỉ đạt 2.949 tỷ đồng, giảm 59% so với kết quả 7.212 tỷ đồng đạt được trong năm 2015.
Về chi phí doanh nghiệp, thành viên HĐTV Sông Đà có thu nhập cao nhất là ông Lê Văn Tốn với 641 triệu đồng/năm (bình quân 70,8 triệu đồng/tháng), Chủ tục HĐTV Dương Khánh Toàn có thu nhập 569 triệu đồng/năm (bình quân 47,5 triệu đồng/tháng), Thành viên HĐTV kiêmTGĐ Hồ Văn Dũng nhận mức thu nhập 520 triệu đồng/năm (bình quân 43,4 triệu đồng/tháng).
Với vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá. Theo đó, tổng công ty sẽ thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với việc đấu giá công khai 18,82% vốn điều lệ, bán cho nhà đầu tư chiến lược 30%. Sau cổ phần hoá là Nhà nước sẽ nắm dưới 50% vốn tại doanh nghiệp này.
Đức Mạnh
>> Tổng công ty Sông Đà đã được phê duyệt cổ phần hoá