Tổng giám đốc Bamboo Airways bị tạm hoãn xuất cảnh

Ông Lương Hoài Nam là người đại diện theo pháp luật của Bamboo Airways - doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế...

Tổng giám đốc Bamboo Airways bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục thuế tỉnh Bình Định ra thông báo tạm hoãn xuất cảnh với ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).

Nguyên nhân được Cục thuế tỉnh Bình Định đưa ra là do ông Lương Hoài Nam là người đại diện theo pháp luật của Bamboo Airways - doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Lệnh tạm hoãn xuất cảnh có hiệu lực từ ngày 11/9/2024, ngay sau khi thông báo được ký.

Ông Lương Hoài Nam mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Bamboo Airways vào cuối tháng 10/2023. Ông Lương Hoài Nam (sinh năm 1963) là Tiến sĩ hàng không tại Nga, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không – du lịch,

Ông Nam từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý, điều hành cấp cao tại các hãng hàng không lớn như Trưởng ban Kế hoạch thị trường và Tổng biên tập Tạp chí Heritage của hãng hàng không Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản Nam Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt…

Về tình hình kinh doanh, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Bamboo Airways năm 2023 đã được đưa về mức dương 236,8 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với con số âm 19.798,4 tỷ đồng năm 2022.

Mức lợi nhuận sau thuế này chủ yếu là do hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi khoảng 4.100 tỷ đồng và được các đối tác xoá nợ với tổng số tiền 1.272 tỷ đồng, sau khi bù trừ khoản dự phòng/trích trước chi phí sửa chữa lớn 1.813 tỷ đồng được hạch toán theo chuẩn mực kế toán mới.

Trong năm qua, tỷ lệ lỗ trên tổng doanh thu thuần của Bamboo Airways đã xuống 29% từ mức 46% của năm 2022. Tổng nợ phải trả của công ty cũng giảm khoảng 2.000 tỷ đồng trong năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways không còn nợ tiền thuê máy bay.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Bamboo Airways dự kiến tổng doanh thu đạt 4.857 tỷ đồng và lỗ giảm về mức 1.387 tỷ đồng. Công ty dự kiến khai thác 9 tàu bay thân hẹp Airbus, có thể tăng lên 12 chiếc vào cuối năm 2024 và 18 chiếc đến cuối năm 2025 nếu điều kiện thị trường cho phép. Đồng thời, Bamboo Airways đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lấp đầy trung bình từ 81% lên mức 85%, duy trì giờ khai thác tàu bình quân trên 12 BH/ngày/máy bay.

Ở một diễn biến khác, Vietravel Airlines vừa công bố thông tin ông Đào Đức Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Giám đốc khai thác bay Bamboo Airways được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vietravel Airlines từ đầu tháng 9.

Người tiền nhiệm của ông Vũ là ông Nguyễn Minh Hải đã xin từ nhiệm với lý do cá nhân chỉ chưa đầy một năm sau khi ngồi "ghế nóng".

Theo giới thiệu của Vietravel Airlines, ông Vũ có hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, từng đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại các cơ quan, doanh nghiệp như Cục Hàng không, Vietnam Airlines, Cambodia Angkor Air, Vietjet Air, Bamboo Airways.

Giai đoạn năm 2020-2022, ông Vũ là Phó tổng giám đốc kiêm người chịu trách nhiệm chính về quản lý, giám sát khai thác bay và huấn luyện tổ bay của Vietravel Airlines.

Xem thêm

Sếp cũ của Vietnam Airlines làm Tổng giám đốc Bamboo Airway

Sếp cũ của Vietnam Airlines làm Tổng giám đốc Bamboo Airway

Tân Tổng giám đốc Bamboo Airways có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và các công ty thành viên, như: Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Hãng hàng không Cambodia Angkor Air…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...