Top 5 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Việt Nam làm ăn ra sao?

Ngành chứng khoán từng được kỳ vọng tích cực trở lại từ đầu năm 2019 nhưng kết thúc năm vừa qua KQKD vẫn tiếp tục đi xuống, đây cũng là nguyên nhân lý giải cho giá cổ phiếu ngành này liên tục phá đáy trong năm qua và chưa có dấu hiệu cải thiện.
Top 5 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Việt Nam làm ăn ra sao?

Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2019 của 5 công ty chứng khoán (CTCK) lớn nhất niêm yết trên sàn đã giảm lần lượt 15.35% yoy đạt 8,824 tỷ đổng và 21.08% yoy còn 2,647 tỷ đồng năm 2019.

Top 3 CTCK lớn nhất có kết quả kinh doanh suy giảm mạnh nhất: CTCP Chứng khoán SSI (mã: SII), CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (mã: HCM), CTCP Chứng khoán Bản Việt (mã: VCI) có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với năm 2018 lần lượt là: 30,34%; 35,95%; 15,8%.

Chỉ có 2 công ty tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên sự tăng trường này đều không đến từ hoạt động kinh doanh chính khởi sắc: CTCP Chứng khoán VNDIRECT (mã: VND) tăng 2,4% so với cùng kỳ nguyên nhân đến từ năm 2018 công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán mạnh trong khi năm 2019 không phải trích lập. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của CTCP Chứng khoán MB (mã: MBS) tăng 29,94% so với cùng kỳ, nguyên nhân đến từ hoàn nhập dự phòng 53 tỷ đồng năm 2019 trong khi năm 2018 lỗ 111 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL)

Top 5 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Việt Nam làm ăn ra sao? ảnh 1

Đây là hoạt động khởi sắc nhất của top 5 CTCK, nguyên nhân đến từ năm 2018 thị trường chứng khoán tạo đỉnh vào đầu tháng 4 khiến cho VnIndex giảm 9.32% so với 2017, điều này cũng tạo áp lực lên danh mục cổ phiếu của top 5 CTCK đều giảm giá mạnh. Trong khi đó năm 2019 VnIndex tăng 7.67% khiến cho hoạt động này khởi sắc hơn và nhiều cổ phiếu hồi phục trở lại. Hưởng lợi lớn nhất từ đà khởi sắc này là VCI với danh mục cổ phiếu gồm nhiều Bluechip tăng giá mạnh so với cuối 2018 và được thực hiện hóa lợi nhuận.

Hoạt động đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM), hoạt động này chủ yếu là các CTCK đi huy động tiền rồi gửi ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất.

Top 5 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Việt Nam làm ăn ra sao? ảnh 2

Trong các CTCK tại Việt Nam hiện nay chỉ duy nhất 2 CTCK hoạt động mạnh trên thị trường này là SSI và VNDS, hai công ty huy động với lãi suất thấp và đi gửi với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Đây chính là hoạt động tăng trưởng mạnh và là cứu cánh về kết quả kinh doanh của SSI và VND và cũng chính là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho 2 CTCK hàng đầu này trong năm 2019 vừa qua.

Lãi từ cho vay margin và phải thu

Top 5 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Việt Nam làm ăn ra sao? ảnh 3

Tất cả các công ty chứng khoán top 5 đều giảm lãi từ hoạt động cho vay ký quỹ, nguyên nhân chính nhất đến từ sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các CTCK có vốn 100% nước ngoài, đặc biệt là các CTCK Hàn Quốc với lợi thế nguồn vốn dồi dào và lãi suất thấp, nhóm này đã và đang dần chiếm miếng bánh cho vay margin và thị phần của các CTCK trong nước. Tính đến cuối 2019 đầu 2020 vị trí quán quân về cho vay margin đã thuộc về CTCK Mirae Asset.

Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán

Top 5 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Việt Nam làm ăn ra sao? ảnh 4

Doanh thu và lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới chứng khoán của top 5 CTCK giảm rất mạnh so với 2018 có 2 nguyên nhân chính như sau:

Đầu tiên là thị phần môi giới của các CTCK top 5 này đã giảm mạnh cùng với giảm cho vay margin so với 2018, do sự nổi lên của các CTCK mới nổi như MAS, VPS …

Thanh khoản trên thị trường giao dịch cổ phiếu giảm mạnh. Thống kê từ UBCKNN cho biết quy mô giao dịch cổ phiếu năm 2019 chỉ đạt 4.639 tỷ đồng/phiên, giảm tới 29% so với 2018.

Việc giá cổ phiếu của các CTCK giảm sâu trong năm 2019 đang phản ánh đúng thực tế sự cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt trên thị trường môi giới và cho vay ký quỹ bên cạnh đó là sự sụt giảm đáng kể về thanh khoản của TTCK. Ngoài ra, thị trường cũng thiếu vắng các thương vụ IPO và thoái vốn lớn ảnh hưởng tới nguồn thu từ hoạt động IB của nhiều công ty chứng khoán lớn.

Áp lực cạnh tranh và khó khăn của thị trường đang tạo ra thách thức để nhiều công ty chứng khoán tái cơ cấu lại và hình thành các sản phẩm mới nhằm tăng nguồn thu thay vì quá lệ thuộc vào phí giao dịch và lãi vay. Tuy nhiên, theo chúng tôi quá trình dịch chuyển này sẽ cần nhiều thời gian để khách hàng đón nhận và chứng minh khả năng thành công

Việc đầu tư vào cổ phiếu ngành chứng khoán chỉ thuận lợi khi các nhà đầu tư kỳ vọng một sự tăng trưởng đáng kể vào TTCK trong tương lai. Do đó, khi quỹ đạo tăng trưởng của thị trường chứng khoán chưa trở lại rất khó để kỳ vọng về một con sóng của ngành chứng khoán ở giai đoạn này.

Phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK VNDIRECT

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...