TP.HCM chính thức có đường mang tên Võ Nguyên Giáp

Đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài gần 8km, là một trong những con đường rộng và đẹp nhất tại TP.HCM hiện nay...

Một phần xa lộ Hà Nội chính thức mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Một phần xa lộ Hà Nội chính thức mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sáng 23/8, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ đổi tên một phần xa lộ Hà Nội (đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức) thành đường Võ Nguyên Giáp. Phần xa lộ Hà Nội còn lại sẽ kéo dài từ ngã tư Thủ Đức tới ranh giới tỉnh Đồng Nai.

Đường Võ Nguyên Giáp dài 7,79km, nằm trọn trên địa bàn thành phố Thủ Đức, trong đó đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái có chiều dài 5,9km, lộ giới hơn 153m; đoạn từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức có chiều dài 1,89km, lộ giới hơn 113m. Đây là một trong những con đường rộng và đẹp nhất tại TP.HCM hiện nay.

Việc đổi tên một phần xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp nhằm ghi nhận, tri ân công lao to lớn của Đại tướng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời, việc đổi tên đường sẽ hình thành trục đường Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử (chiến dịch Điện Biên Phủ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp); qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân.

Để triển khai việc đổi tên đường, UBND TP.Thủ Đức đã lấy ý kiến người dân sinh sống tại tuyến đường và nhận được sự đồng ý của đại đa số người dân.

Vo-Nguyen-Giap-1.jpg
Đường Võ Nguyên Giáp là một trong những tuyến đường huyết mạch, rộng và đẹp nhất tại TP.HCM hiện nay

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thành phố Thủ Đức cần tiếp tục rà soát, thống kê các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hộ gia đình trên địa bàn 8 phường của thành phố Thủ Đức ảnh hưởng bởi việc đổi tên đường để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan, hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống người dân; Kiểm tra việc triển khai trên thực địa việc đặt bảng với tên gọi mới là đường Võ Nguyên Giáp và điều chỉnh các bảng giao thông liên quan...

Đáp lại tình cảm của TP.HCM, bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ: "Gia đình chúng tôi vô cùng xúc động tham dự lễ đổi tên, hình thành trục đường Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ. Đây là trục đường tên có ý nghĩa, khiến cho gia đình vô cùng trân quý với tình cảm, chính quyền và nhân dân TP.HCM".

“Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những năm tháng chiến tranh cũng như những ngày hoà bình, tình cảm sâu đậm, sắt son của đồng bào miền Nam luôn là điểm tựa của cuộc đời, in sâu trong tâm trí Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Phúc nhấn mạnh và cho biết: Lần đầu tiên Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Sài Gòn – Gia Định là năm 1929 và phải tới năm 1975, Đại tướng mới trở lại Sài Gòn – Gia Định trong những ngày tháng 5 rực rỡ.

Xem thêm

TP.HCM sẽ thu phí đường bộ tuyến Xa lộ Hà Nội

TP.HCM sẽ thu phí đường bộ tuyến Xa lộ Hà Nội

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…