TP.HCM có xấp xỉ 1,2 triệu m2 mặt bằng bán lẻ

Năm 2017, thị trường bán lẻ TP.HCM chứng kiến ít sự biến động về nguồn cung với chỉ khoảng 50.000 m2 sàn bán lẻ mới, ít hơn so với 2 năm trước đó.
TP.HCM có xấp xỉ 1,2 triệu m2 mặt bằng bán lẻ

Trung tâm Thương mại The Garden Mall đi vào hoạt động năm 2017 sau khi cải tạo từ Thuận Kiều Plaza

Công ty Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu về thị trường bán lẻ tại TP.HCM. Theo đó, năm 2017 là một năm diễn biến khá bất ngờ khi không có dự án quy mô lớn nào được khai trương đi vào hoạt động. Điểm nhấn chính là sự hồi sinh của một dự án cũ tại quận 5 sau khi thuộc về chủ sở hữu mới cùng sự mở rộng của các chuỗi siêu thị.

Theo tính toán của Savills Việt Nam, tổng nguồn cung sàn bán lẻ đến cuối năm 2017 đạt mức xấp xỉ 1,2 triệu m2, trong đó khu vực ngoài trung tâm cung cấp gần 86%.

“Nếu như 2017 là một điểm dừng thì 2018 sẽ hứa hẹn là một năm bùng nổ của thị trường bán lẻ với hàng loạt các trung tâm mua sắm mới đang trong quá trình hoàn thiện”, báo cáo của Savills nhận định.

Phân tích của Savills cho thấy: Bán lẻ hiện đại xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn nhưng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Với sự tăng trưởng nhanh của doanh thu bán lẻ, Việt Nam nhanh chóng trở thành Top đầu trong những thị trường mới nổi.

Bảng xếp hạng về độ hấp dẫn thị trường của 30 nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam xếp vị trí thứ 6 và chỉ đứng sau Malaysia trong khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt tại TP.HCM, sự thay đổi trong kinh doanh bán lẻ đang diễn ra rõ nét nhờ vào sự phát triển kinh tế năng động, mặt bằng thu nhập liên tục được tăng lên. Không chỉ giải quyết nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, bán lẻ hiện đại với các trung tâm mua sắm quy mô lớn còn trở thành những địa điểm tích hợp hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Các trung tâm mua sắm quy mô lớn ngày càng linh hoạt trong việc đa dạng hóa khách thuê, tập trung vào những xu hướng tiêu dùng mới như thời trang nhanh, ẩm thực và giải trí trong khi vẫn đáp ứng tốt nhu cầu xa xỉ phẩm, đặc biệt là các thương hiệu quốc tế.

Sau giai đoạn M&A mạnh mẽ năm 2015-2016, các nhà phát triển bán lẻ đang tích cực nâng cấp và mở rộng hệ thống để tăng cường sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.

Sự tăng cường hiện diện của các tập đoàn bán lẻ quốc tế đang làm bức tranh thị trường trở lên đa dạng và người tiêu dùng đang hưởng lợi từ sự phong phú về hàng hóa và dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...