TPHCM mục tiêu dành 956 ngàn tỷ đồng để phát triển nhà ở đến năm 2030

UBND TPHCM đã phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2021-2030.
TPHCM mục tiêu dành 956 ngàn tỷ đồng để phát triển nhà ở đến năm 2030

Theo đó, mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 là đến năm 2025, phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 23.5 m2/người.

Tổng diện tích nhà ở tăng thêm thành phố giai đoạn 2021 - 2025 đạt 50 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 367,000 căn nhà.

Phát triển nhà ở tại các khu vực dọc theo các điểm kết nối tuyến giao thông công cộng trọng điểm: tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đi qua TP Thủ Đức (hướng Đông); tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương đi qua các quận Tân Phú, 12 (hướng Bắc); tuyến Metro số 3a Bến Thành – Tân Kiên đi qua các quận, huyện Bình Tân, Bình Chánh (hướng Tây).

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để tạo lập, xác định rõ các quỹ đất phát triển dự án nhà ở tại các quận nội thành phát triển (quận 7, quận 12, quận Bình Tân và TP Thủ Đức).

Mục tiêu giai đoạn 2025 - 2030 là đến năm 2030, phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26.5 m2/người.

Tổng diện tích nhà ở tăng thêm của thành phố giai đoạn 2026 - 2030 đạt 57.5 triệu m2 sàn.

Phát triển nhà ở tại các khu vực dọc theo các điểm kết nối tuyến giao thông công cộng trọng điểm, phát triển mạnh nhà ở tại khu vực các quận nội thành phát triển (quân 7, Quận 12, quận Bình Tân và TP Thủ Đức).

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch, tạo lập quỹ đất phát triển dự án tại các huyện ngoại thành, ưu tiên tạo điều kiện để phát triển các dự án nhà ở giá rẻ, phục vụ đại bộ phận người lao động định cư đến Thành phố.

Dự kiến vốn để phát triển nhà ở tại thành phố đến năm 2025 là 566,995 tỷ đồng; đến năm 2030 là 956,000 tỷ đồng.

Các nguồn vốn để phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố, bao gồm phát triển nhà ở thương mại bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng,…; nhà ở riêng lẻ tự xây của các hộ gia đình bằng nguồn vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình; vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ưu đãi, ngân hàng chính sách xã hội,… và một phần nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Tổng nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 toàn thành phố khoảng 5,239 ha. Trong đó, nhu cầu quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 4,788 ha; nhu cầu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 451 ha, trong đó quy mô quỹ đất phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp khoảng 417.2 ha, phát triển nhà ở lưu trú cho công nhân khoảng 33.8 ha.

Xem thêm

TP. HCM ra công văn khẩn, thống nhất trình tự thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội

TP. HCM ra công văn khẩn, thống nhất trình tự thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội

Doanh nghiệp có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trình tự thủ tục còn 5 bước (tổng thời gian thực hiện tối đa 153 ngày). Trường hợp đất do nhà nước trực tiếp quản lý, được đầu tư bằng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì quy trình gồm 7 bước (thời gian thực hiện tối đa 318 ngày).

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…