TP.HCM ra thông báo Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

UBND TP.HCM vừa có thông báo về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
TP.HCM ra thông báo Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Lễ viếng sẽ diễn ra từ 7-11h ngày 3/5. Lễ truy điệu từ 11h, tại hội trường Thống nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1.

Lễ an táng diễn ra lúc 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP.HCM (quận Thủ Đức).

Trong thời gian Quốc tang, tất cả cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang treo cờ Tổ quốc theo nghi thức cờ rủ, có dải băng tang màu đen (kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ). Băng vải đen buộc, không để cờ bay và chỉ kéo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ. Vị trí treo cờ rủ tại vị trí treo cờ hàng ngày.

Các sự kiện chào mừng, chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí cộng đồng trong 2 ngày Quốc tang (3- 4/5) sẽ ngừng, hoãn tổ chức.

Người dân và các các cơ quan, đơn vị đến viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh phải có phân công trưởng đoàn, trang phục trang nghiêm, nghiêm túc theo nghi thức Quốc tang.

Người dân và các đoàn đến viếng không mang theo vòng hoa, chỉ mang theo băng viếng tang (màu đen, chữ trắng) ghi tên đơn vị để gắn vào vòng hoa luân chuyển do Ban tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu chuẩn bị.

Cùng ngày 3/5, tại Hà Nội, lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra từ 7-11h tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông.

Lễ truy điệu từ 11h tại Nhà tang lễ quốc gia.

Tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh cùng thời gian này.

Ban lễ tang gồm 39 người do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.