Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ - Vinalines

Thủ tướng Chính phủ ấn định Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty Mẹ - Tổng công ty Hàng hải với thời điểm xác định lại giá trị doanh nghiệp là 31/12/2016.
Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ - Vinalines

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về kết quả tái cơ cấu và phương án CPH Vinalines.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT tiếp thu ý kiến các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ để hoàn chỉnh lại phương án CPH Vinalines trong đó bao gồm việc Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ tại Công ty mẹ - Vinalines; Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng. Tổng công ty tiếp tục duy trì nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic đồng thời thoái vốn tối đa tại các doanh nghiệp vận tải biển.

Đối với các cảng biển còn lại thuộc Vinalines, nghiên cứu trình Thủ tướng xem xét, quyết định điều chỉnh tỷ lệ Vinalines nắm giữ theo hướng trước mắt duy trì vai trò chi phối của Vinalines, phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2020 và quy hoạch hệ thống cảng biến Việt Nam đến năm 2050.

"Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Quỹ đầu tư Vương quốc Ô man mua cổ phần của Vinalines tại Công ty cổ phần cảng Hải Phòng.

Người đứng đầu Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Vinalines (thông qua Công ty cổ phần cảng Hải Phòng) được trực tiếp đầu tư 2 bến cảng và khu dịch vụ hậu cần logistics ở khu vực cảng Lạch Huyện để di dời cầu cảng nằm ở trung tâm Tp.Hải Phòng.

Trước đó, Vinalines đã lên kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, đến năm 2020, Vinalines có dưới 30 doanh nghiệp, đội tàu biển gồm 80 chiếc, 80 cầu bến, sở hữu khoảng 4,5 triệu m2 kho; tổng tài sản đạt 22.005 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 10.024 tỷ đồng.

>> Di sản của Vinashin, canh bạc của Vinalines, PVN

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.