Triển vọng của logistics chuỗi lạnh tại thị trường Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng các ngành nghề nông nghiệp, sản xuất thủy sản, chế biến thực phẩm trong nước là cơ hội lớn để logistics chuỗi lạnh phát triển tại thị trường Việt Nam…

lanhq4.jpg
Logistics chuỗi lạnh đang có tiềm năng phát triển lớn tại thị trường Việt Nam

Theo số liệu thống kê trong Báo cáo thị trường chuỗi cung ứng lạnh 2024 do FiinGroup từng công bố, nguồn cung kho lạnh tại Việt Nam dự kiến tăng 70% trong 5 năm tới, từ 1 triệu lên 1,7 triệu pallet.

LOGISTICS CHUỖI LẠNH ĐANG HOẠT ĐỘNG RA SAO?

Logistics chuỗi lạnh là mắt xích quan trọng mang tính đặc thù trong toàn ngành logistics. Đây là một dịch vụ hậu cần trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tập trung vào việc quản lý, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ nhất định trong suốt chuỗi cung ứng, từ điểm sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các sản phẩm này thường bao gồm thực phẩm tươi sống, dược phẩm, vắc xin, sản phẩm y tế và một số loại hóa chất.

Đối với hoạt động logistics chuỗi lạnh, doanh nghiệp phải đảm bảo cấu trúc hoạt động từ kho lạnh để bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ ổn định. Trong quá trình vận chuyển luôn phải sử dụng xe tải lạnh, container lạnh hoặc các phương tiện vận chuyển được trang bị hệ thống làm lạnh. Mục đích cuối cùng là tại thời điểm giao hàng và phân phối đến tay người tiêu dùng cuối phải đảm bảo nhiệt độ không bị gián đoạn. Để làm được điều này, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ giám sát nhiệt độ như cảm biến, data logger để đảm bảo hàng hóa được duy trì ở nhiệt độ phù hợp.

Ví dụ, việc sử dụng chuỗi dây chuyền dịch vụ lạnh (kho lạnh, xe tải lạnh, container lạnh) sẽ kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm từ 2 - 3 ngày lên đến 7 ngày khi bảo quản tại nhà, cũng như tăng thời gian trưng bày trong cửa hàng từ 3 lên 7 ngày và giảm khoảng từ 60 - 70% thời gian lưu trữ. Kể từ đó, chuỗi cung ứng lạnh đã giúp giảm chi phí thay thế hàng tồn kho và cải thiện lợi nhuận vận chuyển.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam đã tăng mạnh mẽ do một số nguyên nhân như: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản, nông sản; Những xu hướng kinh doanh tiêu dùng mới; Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử làm tăng nhu cầu kho bãi lưu trữ hàng hóa; Gia tăng nhu cầu phân phối vắc-xin và dược phẩm cũng như các chế phẩm sinh học... Góp phần thu hút đầu tư đáng kể từ cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Fiin Group từng dự báo đến năm 2028, công suất kho lạnh cả nước sẽ đạt trên 1,7 triệu pallet, với 13 dự án mới trong giai đoạn 2024 - 2028. Trong ngành logistics nói chung, kích thước phổ biến một pallet là 1000x1000 mm và 1000x1.200 mm. Còn theo tiêu chuẩn ISO, pallet tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm là 1016 x 1219 mm và ngành đồ uống là 1016 x 1016 mm. Đến năm 2023, top 5 nhà cung cấp kho lạnh dẫn đầu thị trường bao gồm: Lineage 2Logistics, Transimex, Hùng Vương, AJ Total và Hanaro TNS. Tổng cộng 10 công ty hàng đầu chiếm đến 46,5% thị phần.

lanh1.jpg

CÒN NHIỀU DƯ ĐỊA PHÁT TRIỂN VỚI LOGISTICS CHUỖI LẠNH

Theo nhận định từ chuyên gia của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (VITIC) - Bộ Công Thương, logistics chuỗi lạnh đang có tốc độ tăng trưởng tích cực trong trung hạn. Tại Việt Nam, logistics chuỗi lạnh không chỉ được đánh giá là phân khúc có nhiều triển vọng trong tổng thể thị trường logistics, mà nếu so với các nước khác trong khu vực thì cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển và khai thác, đặc biệt nhờ quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng hàng năm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam báo cáo, lũy kế 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt 2,5 tỷ USD, tăng 7%; xuất khẩu thủy sản tăng 9%, đạt 6,3 tỷ USD. Kết quả hoạt động của ngành thủy sản đang là động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics chuỗi lạnh trong thời điểm nửa cuối năm 2024 khi nhu cầu tiêu dùng tại các nước tăng cao do bắt đầu vào mùa lễ hội.

Ngoài ra, nhu cầu mua sắm người dân trên các sàn thương mại điện tử tăng lên, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ hậu cần và kho lạnh. Nhìn chung, các công ty thương mại điện tử sử dụng nhiều không gian hậu cần hơn các nhà bán lẻ truyền thống. Điều này chủ yếu là do chủng loại sản phẩm phong phú hơn, lượng hàng lớn hơn, nhu cầu cao hơn đối với phòng gửi hàng và hậu cần hai chiều.

Bên cạnh những tiềm năng, phân khúc thị trường đối với logistics chuỗi lạnh vẫn còn nhiều thách thức. Số liệu thống kê trong báo cáo của Bộ Công Thương về ngành logistics năm 2023 cho thấy, trong toàn ngành chịu tác động nhiều nhất của bối cảnh kinh tế khó khăn là mảng kho lạnh. Sang năm 2024, chi phí bảo quản, lưu thông hàng hóa được kiểm soát nhiệt độ tiếp tục là vấn đề lớn khi giá nhiên liệu vận chuyển, giá điện có xu hướng tăng, thời gian đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cũng bị kéo dài hơn do tác động của gián đoạn chuỗi cung ứng vì biến cố trên Biển Đỏ, các tuyến đường vận chuyển quan trọng, biến đổi khí hậu và tắc nghẽn cảng biển. Chi phí vận chuyển đường biển cùng tăng cao, tác động không nhỏ đến hoạt động lĩnh vực này.

Sự cạnh tranh với dịch vụ kho hàng thông minh nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc cũng là thách thức lớn với logistics chuỗi lạnh Việt Nam khi thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển và các kho hàng sát biên Việt – Trung ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.

Các doanh nghiệp của Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng các nút logistics chuỗi lạnh ba cấp độ và ứng dụng thiết bị cơ sở hạ tầng cho các cơ sở hỗ trợ chuỗi lạnh cuối cùng. Đồng thời xây dựng không gian liên kết vùng phù hợp với mô hình phát triển xanh, tạo kênh vận chuyển logistics chuỗi lạnh xanh với khả năng kết nối chặt chẽ và phối hợp hiệu quả. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp logistics trong nước cần tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhằm chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải.

Xem thêm

Giá xăng tăng nhẹ trong tuần này

Giá xăng bất ngờ bật tăng trở lại

Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục thực hiện hoạt động điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu trong kỳ điều hành tuần này, giá mới được áp dụng từ 15h ngày 19/9...

Lý do nào khiến các ông lớn F&B trả mặt bằng “vàng” ở TP.HCM?

Lý do nào khiến các ông lớn F&B trả mặt bằng “vàng” ở TP.HCM?

Theo chuyên gia, để giảm thiểu gánh nặng chi phí, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng "bắt sóng" xu hướng thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại, nơi họ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, mà còn tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn...

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…