Trung Quốc: Các hãng bay có thể rút niêm yết khỏi Mỹ

Sau 25 năm niêm yết tại thị trường chứng Khoán Mỹ, China Eastern Airlines và China Southern Airlines được dự báo sẽ rút khỏi thị trường này.
Trung Quốc: Các hãng bay có thể rút niêm yết khỏi Mỹ
Trung Quốc: Các hãng bay có thể rút niêm yết khỏi Mỹ ảnh 1

Trước đó, 5 công ty quốc doanh Trung Quốc gồm hãng bảo hiểm China Life Insurance, hãng nhôm Aluminium Corporation of China (Chalco) và các hãng dầu Sinopec, Sinopec Shanghai Petrochemical Co, PetroChina thông báo vào tuần trước rằng họ sẽ nộp đơn xin rút niêm yết khỏi sàn chứng khoán New York trong tháng này.

Động thái này khiến chiến lược gia  khu vực Trung Quốc tại Saxo Bank, Redmond Wong, dự báo hai hãng hàng không Trung Quốc là China Eastern Airlines và China Southern Airlines cũng sớm theo chân. Hai hãng bay này do Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản thuộc Chính phủ Trung Quốc (SASAC) kiểm soát, tương tự 4 trong 5 công ty sắp rút niêm yết ở trên.

Các hãng bay này cũng nằm trong danh sách dọa hủy niêm yết của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), với lý do giới chức Mỹ không thể kiểm toán. Cổ phiếu hai hãng này đã giảm lần lượt 1,6% và 1,4% trong phiên giao dịch tại Trung Quốc hôm 15/8.

Giới chức chứng khoán Mỹ đang siết kiểm soát các doanh nghiệp niêm yết có công ty mẹ đặt trụ sở ở Trung Quốc và Hong Kong. Hàng chục quốc gia đã cho phép kiểm toán viên Mỹ tiếp cận sổ sách doanh nghiệp. Tuy nhiên, Trung Quốc và Hong Kong vẫn từ chối, với lý do bảo mật và lo ngại an ninh quốc gia.

China Eastern Airlines đã huy động 227 triệu USD khi IPO tại Mỹ năm 1997. Trong khi đó, China Southern Airlines thu về 632 triệu USD cùng năm đó. Cả hai hãng này cũng niêm yết trên sàn Hong Kong.

Tâm điểm của vài tuần tới sẽ là các hãng Internet và thương mại điện tử Trung Quốc, Wong cho biết, do các công ty này nắm giữ "lượng dữ liệu khổng lồ" về hàng triệu người dùng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc. Những cái tên sẽ được chú ý là Alibaba, Baidu, BiliBili, JD.com, Pinduoduo, Sohu.com, iQIYI, KE, Weibo và Tencent Music Entertainment.

Bắc Kinh và Washington từ lâu đã thảo luận về nguy cơ các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết tại Mỹ. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc nhượng bộ "đang ngày càng mong manh trong bối cảnh hai nước ngày càng cạnh tranh lẫn nhau trên toàn cầu", Wong nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...