Trung Quốc có thực sự “không lo lắng trước ‘hiệu ứng domino’ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh"?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Wang Wenbin cho biết, Trung Quốc không lo lắng về một "hiệu ứng domino" tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022, mà ngược lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bày tỏ sự ủng hộ đối với sự kiện.
Trung Quốc có thực sự “không lo lắng trước ‘hiệu ứng domino’ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh"?

Trung Quốc không lo lắng về một "hiệu ứng domino" tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, nhà phát ngôn của chính phủ Wang Wenbin cho biết hôm 9/12, sau khi Úc, Anh và Canada cùng với Hoa Kỳ quyết định không cử quan chức đến Thế vận hội.

Hoa Kỳ là nước đầu tiên tuyên bố tẩy chay ngoại thế sự kiện, vào đầu tuần này, và cho biết các quan chức chính phủ của họ sẽ không tham dự Đại hội thể thao từ ngày 4 - 20/2/2022 vì các vấn đề liên quan đến vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở khu vực phía tây Tân Cương.

"Tôi không thấy chúng tôi cần phải lo lắng về bất kỳ một hiệu ứng domino nào", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin nói trong một cuộc họp báo hàng ngày khi được hỏi về khả năng sẽ có thêm nhiều cuộc tẩy chay. “Mà ngược lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bày tỏ sự ủng hộ đối với Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh".

Cuộc tẩy chay ngoại giao của Hoa Kỳ và các đồng minh đang kéo theo sự tụt dốc nghiêm trọng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã duy trì áp lực đối với Trung Quốc về nhiều vấn đề khác nhau bao gồm nhân quyền, các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Wang chỉ ra rằng Liên hợp quốc ngày 2/12 đã thông qua một nghị quyết, được hơn 170 trong số 193 quốc gia thành viên đồng bảo trợ, về một "Thỏa thuận ngừng ‘tấn công’ Olympic", kêu gọi các quốc gia vượt lên trên chính trị để thể hiện sự đoàn kết trong thể thao trong Thế vận hội Bắc Kinh. Ông nói: "Rất nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài và các thành viên của gia đình hoàng gia đã đăng ký tham dự.”

Tổng thống Nga Putin là nhà lãnh đạo duy nhất của một nước lớn đã công khai nhận lời mời.

Ông Wang đồng thời cũng nhấn mạnh, Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ phải ”trả giá cho những hành động sai lầm của mình" và cáo buộc những nước này đã "sử dụng nền tảng Thế vận hội để thao túng chính trị".

Vào 7/12, Trung Quốc tuyên bố cho biết họ sẽ "kiên quyết thực hiện các biện pháp đáp trả" chống lại Hoa Kỳ vì hành động tẩy chay ngoại giao này, nhưng không nêu rõ các kế hoạch cụ thể. 

Nhà phát ngôn Wang Wenbin cho biết, Trung Quốc không có kế hoạch mời các quan chức từ Anh và Canada đến Thế vận hội, và sự vắng mặt của họ sẽ "không ảnh hưởng" đến thành công của sự kiện.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng Trung Quốc đang thực sự quan tâm đến các cuộc tẩy chay, vì họ đã dành thời gian và nỗ lực để chỉ trích các động thái này. "Trung Quốc đã hy vọng sử dụng sự kiện thể thao toàn cầu này để thể hiện vị thế quốc tế và mở rộng ảnh hưởng của mình. Những cuộc tẩy chay chắc chắn đã làm giảm hy vọng này và ảnh hưởng đến thể diện của Trung Quốc”, ông Li Mingjiang, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận xét. 

Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…