Hoa Kỳ xem xét “tẩy chay ngoại giao” Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đang cân nhắc việc “tẩy chay ngoại giao” Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh, một động thái phản ứng lại với các vấn đề liên quan đến người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Hoa Kỳ xem xét “tẩy chay ngoại giao” Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh

Tổng thống Joe Biden cho biết vào ngày 18/11 rằng Hoa Kỳ đang xem xét “tẩy chay ngoại giao” đối với Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh để phản đối cách đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Nếu cuộc “tẩy chay ngoại giao” diễn ra, các vận động viên Mỹ vẫn sẽ tham gia các trò chơi bắt đầu từ ngày 4/2/2022 nhưng phái đoàn chính thức của các quan chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tham dự.

Ý tưởng về một cuộc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh không phải là mới. Đầu tháng 4, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết Hoa Kỳ đang đàm phán với các đồng minh quan trọng về các cách để phản đối các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc tại Thế vận hội Mùa đông.

Nhưng ngày 18/11 vừa qua đánh dấu lần đầu tiên chính TT Biden xác nhận rằng một cuộc tẩy chay ngoại giao là “điều mà Hoa Kỳ đang xem xét”. TT Biden đã đưa ra câu trả lời ngắn gọn về việc này và nhanh chóng quay sang câu hỏi tiếp theo. Cuộc trao đổi diễn ra trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Câu trả lời của TT Joe Biden về Thế vận hội Bắc Kinh được đưa ra trong cuộc họp cùng Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Câu trả lời của TT Joe Biden về Thế vận hội Bắc Kinh được đưa ra trong cuộc họp cùng Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Các nhà hoạt động nhân quyền từ lâu đã kêu gọi một cuộc tẩy chay toàn cầu đối với Thế vận hội Bắc Kinh. Họ cũng đã thúc giục Ủy ban Olympic quốc tế hoãn hoặc dời các sự kiện này. 

Nhưng các chính phủ phương Tây nhìn chung không ủng hộ ý tưởng tẩy chay hoàn toàn Thế vận hội, một động thái mà họ coi là trừng phạt không công bằng đối với các vận động viên vì những hành vi sai trái của chính phủ nước chủ nhà.

Bắc Kinh đã bị quốc tế lên án vì các vấn đề liên quan đến nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Vào tháng 3, Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức ở tỉnh Tân Cương và cho đến nay, các biện pháp trừng phạt đó vẫn được duy trì.

Tuyên bố của TT Biden được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đêm ngày 15/11. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh mang đến rất ít kết quả cụ thể.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…