Trung Quốc: Người dân chịu chi “lên đời” điện thoại, Apple có hưởng lợi?

Người tiêu dùng Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn cho điện thoại thông minh. Đây là tín hiệu tốt cho những chiếc điện thoại iPhone đắt đỏ của Apple…

Cửa hàng flagship của Apple tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Cửa hàng flagship của Apple tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

Dựa trên một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, giá bán trung bình (Average Selling Price - ASP) cho điện thoại thông minh ở Trung Quốc đại lục vào khoảng 450 USD vào năm ngoái và được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Nhà phân tích Lucas Zhong chia sẻ: “Chúng tôi dự đoán giá bán trung bình sẽ tăng trong các quý tiếp theo, chủ yếu do sản phẩm mới ra mắt của Apple và sự phát triển chiến lược của các nhà sản xuất Trung Quốc mang đến nhiều lựa chọn cao cấp hơn”.

Trong khi đó, thống kê từ công ty dữ liệu International Data Corporation (IDC) cho thấy, giá bán trung bình của điện thoại thông minh ở Trung Quốc là gần 470 USD trong quý đầu tiên của năm nay, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là quý thứ ba liên tiếp chứng kiến mức tăng trưởng giá bán trung bình hàng năm.

Những tín hiệu này xuất hiện ngay cả khi số lượng lô hàng điện thoại thông minh ở Trung Quốc tiếp tục giảm trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng yếu.

Sự gia tăng của ASP báo hiệu rằng phân khúc cao cấp của thị trường điện thoại thông minh vẫn ổn định và đó là nơi Apple "thống trị”. Tại Trung Quốc, điện thoại trong phân khúc giá 600 - 800 USD và 1.000 - 1.600 USD đều ghi nhận tăng trưởng trong quý đầu 2023, ngay cả khi thị trường điện thoại thông minh nói chung giảm gần 12% so với năm ngoái.

Canalys đánh giá xu hướng này là vô cùng tích cực đối với Apple, nhà cung cấp duy nhất trong Top 5 thương hiệu điện thoại thông minh ở thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng về doanh số bán hàng trong Quý 2.

“Hệ sinh thái của Apple bao gồm hệ điều hành iOS và phần cứng phụ kiện như Apple Watch đã tạo ra một hàng rào đáng gờm để chống lại sự cạnh tranh từ những người chơi Android”, ông Lucas Zhong chỉ ra.

huawei.jpg

Hiện nay, có thể nói đối thủ chính của Apple trong phân khúc cao cấp tại thị trường Trung Quốc là Huawei, doanh nghiệp từng được xem như nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cắt đứt họ khỏi hệ thống công nghệ quan trọng khiến hoạt động kinh doanh tiêu dùng của công ty bị tê liệt.

Mặc dù hoạt động ở nước ngoài của Huawei đã bị thu hẹp đáng kể, nhưng hãng vẫn tung ra nhiều mẫu điện thoại nhằm vào phân khúc cao cấp ở Trung Quốc.

Ở thị trường tỷ dân, đối với các thiết bị cầm tay có giá từ 600 - 800 USD, cả hai công ty đều chiếm 56% thị phần và đối với những thiết bị có giá từ 1.000 - 1.600 USD, họ chiếm 94% thị phần, dữ liệu của IDC cho thấy.

Huawei đã trở lại Top 5 công ty sản xuất điện thoại thông minh theo thị phần trong Quý 2/2023. Để có chỗ đứng trên thị trường cao cấp, “gã khổng lồ” smartphone của Trung Quốc đã đẩy mạnh ira mắt điện thoại thông minh màn hình gập. Đây thường là những dòng điện thoại đắt nhất trên thị trường.

Huawei đã ra mắt điện thoại gập Mate X3 trong năm nay trong khi Honor, một công ty con của tập đoàn, đã phát hành thiết bị Magic V2. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khác bao gồm Xiaomi cũng có các sản phẩm màn hình gập của riêng mình.

Apple, dù chưa chạy theo xu hướng màn hình gập, nhưng các nhà phân tích cho rằng cơ sở khách hàng mạnh mẽ đã giúp hãng duy trì khả năng cạnh tranh ở Trung Quốc.

“Thách thức chính đối với Apple trong phân khúc giá trên 600 USD sẽ đến từ Huawei vì nhà cung cấp này là một thương hiệu lớn cũng như niềm tự hào của Trung Quốc,” ông Will Wong, giám đốc nghiên cứu cấp cao của IDC, nói với CNBC qua email.

“Bên cạnh đó, sản phẩm màn hình gập là một chiến thuật quan trọng của các công ty điện thoại sử dụng hệ điều hành Android để thách thức Apple trong phân khúc cao cấp hiện nay. Nhưng sự gắn bó mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với Nhà Táo cũng như sự tốn kém (cả về thời gian và công sức) để rời khỏi hệ sinh thái của Apple sẽ là một yếu tố then chốt để công ty tự bảo vệ mình khỏi yếu tố hình thức mới”, giám đốc IDC Wong kết luận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…