Trung Quốc thống trị bảng xếp hạng thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới

Kể từ năm 2019, các ngân hàng Trung Quốc đã giữ vị trí đầu bảng xếp hạng hàng năm về các thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất…

Theo Brand Finance Banking 500, Trung Quốc chiếm lĩnh 4 vị trí đầu bảng xếp hạng giá trị thương hiệu ngân hàng trong 5 năm liên tiếp.

Giá trị thương hiệu ở đây là thước đo “giá trị của nhãn hiệu thương mại và hoạt động tiếp thị liên quan trong doanh nghiệp của thương hiệu đó”. Nói cách khác, nó đo lường giá trị của tài sản tiếp thị vô hình chứ không phải giá trị tổng thể của chính doanh nghiệp.

Dưới đây là đồ họa cho thấy sự thay đổi (hoặc giữ nguyên) của các thứ hạng trong danh sách 10 thương hiệu ngân hàng hàng đầu của Brand Finance Banking 500 kể từ năm 2019 đến 2023.

Bảng xếp hạng thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới

10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất của năm 2023 chia đều cho Trung Quốc và Mỹ. Các ngân hàng Trung Quốc phục vụ một thị trường rộng lớn, điều này giúp nâng cao giá trị về thương hiệu của họ. Chẳng hạn, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) phục vụ lên tới hơn 500 triệu khách hàng cá nhân cũng như vài triệu khách hàng doanh nghiệp.

Theo đó, 4 vị trí đầu bảng xếp hạng thuộc về “tứ đại ngân hàng” Trung Quốc, tất cả đều thuộc sở hữu nhà nước.

Báo cáo từ công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu Brand Finance cho biết, ICBC vẫn là thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất mặc dù trị giá của nó giảm 7% từ 2022 xuống còn 69,5 tỷ USD trong năm 2023.

Điều đáng chú ý là ICBC là ngân hàng lớn nhất thế giới xét về tài sản quản lý (5,5 nghìn tỷ USD tính đến tháng 12 năm 2021) và xét về doanh thu hàng năm (143 tỷ USD tính đến tháng 12 năm 2022). Ngân hàng chỉ mới được thành lập 39 năm trước vào 1984.

ICBC vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, duy trì vị trí dẫn đầu về giá trị thương hiệu ngân hàng 5 năm liên tiếp. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (giá trị thương hiệu giảm 4% xuống còn 62,7 tỷ USD) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (giá trị thương hiệu giảm 7% xuống còn 57,7 tỷ USD) lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trên bảng xếp hạng giá trị toàn cầu.

Các vị trí thứ 5 đến thứ 9 trong bảng xếp hạng này được chiếm giữ bởi một loạt các ngân hàng lớn nhất của Mỹ, trong đó có Wells Fargo, ngân hàng từng vướng vào nhiều vụ bê bối thời gian qua.

Trong đó, gần đây nhất, Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng cho biết “hoạt động bất hợp pháp” của Wells Fargo bao gồm nhiều lần áp dụng sai các khoản thanh toán khoản vay, tịch thu nhà một cách sai trái, thu hồi xe trái phép, đánh giá sai các khoản phí và lãi suất cũng như tính phí thấu chi bất ngờ. Wells Fargo đã phải trả khoản phạt dân sự 1,7 tỷ USD cùng với hơn 2 tỷ USD để bồi thường cho người tiêu dùng vì một loạt “hoạt động bất hợp pháp” vào năm 2022.

Bất chấp hàng loạt tranh cãi, Wells Fargo đã tăng từ vị trí thứ tám vào năm 2022 lên vị trí thứ sáu vào năm 2023. Điều này cho thấy rằng các tập đoàn lớn thường có thể phục hồi sau một vụ bê bối trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Đứng ở vị trí thứ mười là Ngân hàng China Merchant, là “ngân hàng thương mại cổ phần do các pháp nhân doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn” đầu tiên của Trung Quốc.

Xét về giá trị thương hiệu tổng hợp, Trung Quốc dẫn đầu với 262 tỷ USD, cao hơn gần 100 tỷ USD so với con số 165 tỷ của Mỹ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Brand Finance Banking 500, các thương hiệu ngân hàng Trung Quốc trong bảng xếp hạng đang giảm dần về giá trị thương hiệu, giúp các thương hiệu ngân hàng Mỹ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.

Xem thêm

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng PGBank giảm mạnh trong tháng 3/2023

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng PGBank giảm mạnh trong tháng 3/2023

Bước sang 3, ngân hàng PGBank đã có nhiều thay đổi trong biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo hướng giảm mạnh. Ngân hàng đã không còn mức lãi suất 9,5%/năm đã triển khai trong tháng trước. Hiện, mức lãi suất huy động vốn cao nhất là 8%/năm...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...