Trước IPO: Lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định 1938 về việc xác định giá trị BSR, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hoá.
Trước IPO: Lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tại thời điểm ngày 31/12/2015 là gần 73.000 tỷ đồng, tương đương 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gần 45.000 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.

Trước đó, doanh nghiệp này đã tổ chức hội nghị người lao động hoàn thiện dự thảo phương án cổ phần hóa công ty. Theo đó, người lao động của BSR được mua 0,07% cổ phần công ty.

Theo ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR, doanh nghiệp sẽ bán 5-6% cổ phần ra thị trường trong đợt chào bán đầu tiên (IPO) vào tháng 11 năm nay. Bên cạnh đó là việc chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược.

Việc thực hiện chào bán cổ phiếu của BSR sẽ chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I, công ty sẽ tiến hành chuyển đổi thành mô hình cổ phần và thực hiện chào bán cho cán bộ nhân viên và IPO, hoàn thành trong năm 2017.
Tiếp đến, BSR sẽ hoàn tất việc chào bán cho nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Lọc dầu Dung Quất được đầu tư 3 tỷ USD, hiện là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước đầu tư và sở hữu, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lọc - hóa dầu trong nước.

Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD). Trong 3 tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81 %. Hệ số bảo toàn vốn là 1,091 (>1 thể hiện việc bảo toàn và phát triển vốn).

Cho dù giá dầu biến động nhưng BSR vẫn giữ vững hoạt động có hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu rất cao qua các năm như năm 2015 là 21% (lợi nhuận sau thuế là 6.000 tỷ đồng) và năm 2016 là 14% (lợi nhuận sau thuế là 5.000 tỷ đồng) - đây là những tín hiệu cực kỳ lạc quan để BSR cổ phần hóa thành công.Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý IV năm nay và sẽ chào bán khoảng 5 – 6% cổ phần. Trong thời gian đến BSR tiếp tục chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược để đầu tư phát triển phân khúc hóa dầu và chế biến sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong tương lai.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhiều năm qua là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Sản phẩm chính gồm: Propylene, polypropylene, khí hóa lỏng, xăng RON 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực JET A1, dầu hỏa, dầu Diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...