TS.Sử Ngọc Khương: “Hãy xem khó khăn trước mắt như điểm tạo tiền đề cho tương lai”

Đây là chia sẻ của TS.Sử Ngọc Khương, GĐ cấp cao Savills VN khi nhận định về thị trường BĐS năm 2020 và dự báo những kịch bản năm 2021. Theo TS.Khương, thị trường được kỳ vọng sẽ bùng nổ khi nhiều dự án mới được đưa ra và nhu cầu nhà ở vẫn là thiết yếu.
TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam
TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam

TS.Sử Ngọc Khương cho rằng: Năm 2020 là một năm đầy thách thức do đại dịch Covid-19 tác động lên cả nền kinh tế, tuy nhiên, thị trường BĐS không những trụ vững ấn tượng mà còn phát triển khá tốt ở một số phân khúc.

Với phân khúc BĐS nhà ở, tình hình hoạt động của các chủ đầu tư và việc ra mắt các dự án nhà ở mới vẫn diễn ra tương đối đều đặn. Theo ông Khương, khi nền kinh tế gặp khó khăn, dịch bệnh thì ngay lập tức, dòng tiền sẽ tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, trong đó có BĐS. Mặt khác, càng thiếu hụt những dự án ở mức trung bình, trung cao thì nhu cầu đầu tư vào các dự án đất nền, nhà phố, biệt thự và căn hộ chung cư càng lớn. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, họ vẫn đi mua những nhà phố, nhà lẻ, đây chính là cách mà họ đầu tư tiền.

“Như vậy, đối với các nhà phát triển BĐS khó khăn ở đây không phải là thị trường không có nguồn cầu, mà là các thủ tục pháp lý. Từ những yếu tố trên, mặc dù 2020 là một năm đầy khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS và thị trường nói chung vẫn giữ ở mức ổn định”, TS.Sử Ngọc Khương nhận định.

Liên quan đến vấn đề tiền tệ, cụ thể là việc điều hành lãi suất thương mại, tiền gửi ngân hàng hiện nay ở mức khoảng 5-6%, nhưng lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức cao để tránh tình trạng đầu cơ, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể xoay sở vốn bằng nhiều cách khác nhau, đây chính là một trong những điểm cộng cho thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2020.

“Đến năm 2021, nếu dịch bệnh vẫn kéo dài thì đối với những dự án đang triển khai vẫn có thể hoàn thiện các thủ tục, đối với các tài sản đang tạo ra dòng tiền như cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cũng không cần phải bán đi, vì các nhà đầu tư tính toán được những thách thức hiện tại trên thị trường chỉ là nhất thời, trong vòng 1-2 năm và họ có thể xử lý được các vấn đề về tài chính đồng thời giữ vững kỳ vọng vào năm 2022, 2023”, TS.Sử Ngọc Khương nhấn mạnh.

Nói về thị trường BĐS năm 2020, TS.Sử Ngọc Khương cho rằng: Thị trường được kỳ vọng sẽ bùng nổ khi nhiều dự án mới sẽ được đưa ra thị trường và nhu cầu nhà ở của người dân vẫn là thiết yếu.

Đối với thị trường BĐS nói chung, thị trường nhà ở luôn là một điểm sáng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng, và có thể sẽ là phân khúc tiếp tục phát triển hơn so với năm 2020.

Đối với thị trường BĐS văn phòng, TTTM, căn hộ dịch vụ, khách sạn sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn đó, các doanh nghiệp đã tái cấu trúc, tái cơ cấu để ổn định về chi phí, lợi nhuận và có những chiến lược khác để phòng vệ trước những kịch bản khó khăn hơn có thể xảy ra.

“Thay vì bi quan, tôi có lời khuyên cho các doanh nghiệp BĐS là hãy xem những khó khăn trước mắt như là một điểm để bắt đầu tạo ra các tiền đề cho tương lai”, chuyên gia cao cấp của Savills Việt Nam đưa ra lời khuyên.

Theo ông Khương, khi đầu tư vào các cao ốc, văn phòng, TTTM, khách sạn dịch vụ, thông thường thời gian hoàn vốn là trong 10 năm, nên 1-2 năm khó khăn không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng đối với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn thì sẽ rất khó khăn trong việc duy trì. Hiện tại các khách sạn, trung tâm thương mại trên thị trường Việt Nam thường hầu hết đã hoạt động được 5-7 năm, vậy nó đã có được dòng tiền tích lũy.”

BĐS công nghiệp cũng là một điểm nóng của thị trường. Nhưng các nhà đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn vì hiện tại Chính phủ VN đang kiểm soát rất chặt chẽ các chuyến bay quốc tế. Đây là thời điểm để tìm hướng đi tốt nhất cho 1-2 năm tới, Chính phủ VN và các nhà đầu tư công nghiệp cần phải cấu trúc lại những sản phẩm, giải pháp cũng như dây chuyền khép kín và chuỗi cung ứng để hoàn hiện mình. Khi thị trường hồi phục, các chủ đầu tư phát triển BĐS công nghiệp đã sẵn sàng nguồn lực gồm quỹ đất, cơ sở hạ tầng... để thu hút các nhà đầu tư.

Để tạo tiền đề và sức bật mạnh mẽ cho lĩnh vực BĐS có thể bứt phá trong năm 2021, TS.Sử Ngọc Khương cho rằng: “Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 này, những thành viên mới trong ban Chính phủ sẽ đẩy một làn gió mới cho lĩnh vực BĐS nói riêng và cho nền kinh tế nói chung, đặc biệt là tại TP.HCM và Hà Nội, 2 đầu tàu kinh tế của Việt Nam.

“Chúng ta cần những đột phá và chắc chắn rằng những người đắc cử nhiệm kì này sẽ thể hiện đúng vai trò của họ đối với những khó khăn hiện nay và đặc biệt trong TP.HCM”, ông Khương nói và nhấn mạnh: “Vừa qua, chúng ta đã có những đột phá như “thành phố trong thành phố” tại TP.HCM, ở Hà Nội thì có những chính sách về cơ sở hạ tầng và giao thông. Do đó, đây là một thách thức cho những người đảm nhận nhiệm kì sắp tới, vì nếu BĐS sẽ gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác”, ông Khương phân tích.

Đối với các doanh nghiệp BĐS, TS.Khương cho rằng: Trong lĩnh vực vực nhà ở, mục tiêu năm 2021 là tạo ra sản phẩm, vì nếu không có sản phẩm thì sẽ không có nguồn thu. Đối với BĐS Thương mại, văn phòng, các doanh nghiệp cần cân đối lại khách hàng mục tiêu, cân đối doanh thu và chi phí, vì những văn phòng do giá cả mà bị bỏ trống thì ta nên cân đối lại nguồn thu dựa trên ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo có thể tồn tại qua những giai đoạn khó khăn. Còn đối với BĐS công nghiệp, cần có tầm nhìn vĩ mô, chúng ta có những lợi thế từ cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Hoa kỳ và Trung quốc, từ các hiệp định của châu Âu, những việc này sẽ có tác động rất lớn đến khu vực BĐS.

Còn với nhóm đầu tư cá nhân, tuỳ theo kỳ vọng từ 1-2 năm có lời thì với bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư ta nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính, luôn quan tâm đến vấn đề pháp lý. Khi lựa chọn dự án để có thể đạt được các mục tiêu mà mình đưa ra thì phải dựa trên các yếu tố như tính thanh khoản, giá trị gia tăng và quản trị rủi ro vì đây là ba yếu tố quan trọng khi chúng ta đầu tư vào một dự án.

Xem thêm

Bất động sản lại hút tiền vay

Bất động sản lại hút tiền vay

Lãi suất cho vay giảm, biên lợi nhuận cao, lại khá an toàn… nên các ngân hàng vẫn "rộng cửa" đối với khách hàng cá nhân vay vốn mua nhà. Đây là nguyên nhân chính khiến dư nợ bất động sản tăng.

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…