Tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long sẽ được kéo dài thêm khoảng 6,7 km

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản gửi Sở GTVT TP Hà Nội về Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long sẽ được kéo dài thêm khoảng 6,7 km

Theo Bộ GTVT, nếu đối chiếu với quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì Bộ GTVT và cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ không có trách nhiệm thẩm định Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án như đề xuất của Sở GTVT TP Hà Nội.

Bộ GTVT cũng cho biết, Đại lộ Thăng Long với chiều dài khoảng 30 km (điểm đầu tại nút giao Trung Hòa - ngã tư giao cắt với đường Vành đai 3 và đường Trần Duy Hưng; điểm cuối tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 21 - Km31+064).

Đây là tuyến đường cao tốc hướng tâm phía Tây, nối trung tâm TP Hà Nội với Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc; đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác từ tháng 10/2010 với quy mô 6 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên.

Trong khi đó, đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình với chiều dài khoảng 26 km (điểm đầu tại Km6+680 tách đường Hòa Lạc - Làng Văn hóa dân tộc Việt Nam; điểm cuối tại Km32+367, xã Trung Minh, TP Hòa Bình) đã hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác từ tháng 10/2018 với quy mô hai làn xe cơ giới, vận tốc 80 km/h).

Theo quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc Đại lộ Thăng Long là một phần của tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên.

Như vậy, theo Bộ GTVT, việc đầu tư xây dựng Đại lộ Thăng Long đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ giúp thông suốt tuyến cao tốc từ Hà Nội đi Hòa Bình.

Hiện nay, đoạn tuyến nối từ Đại lộ Thăng Long đến đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình dài khoảng 6,7 km với hiện trạng là đường bê tông nhựa có bề rộng mặt đường 12 m, mặt đường đã xuống cấp và mật độ giao thông trên tuyến cao. Vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình là cần thiết.

Ngoài ra, theo hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu khả thi do Sở GTVT TP Hà Nội gửi, Dự án phù hợp với các quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt như: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,…

Do đó, Bộ GTVT kiến nghị các cơ quan thẩm định lưu ý kiểm tra, rà soát hồ sơ Dự án đảm bảo phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

Đối với phương án kết nối tại điểm đầu của Dự án với đường cao tốc Đại lộ Thăng Long thông qua nút giao hoa thị đã được đầu tư hoàn chỉnh, Bộ GTVT cho biết, tại điểm cuối của dự án với đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức vuốt nối vào tuyến đường hiện hữu do vậy không phát sinh điểm đấu nối mới.

Liên quan đến Dự án BOT đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, điểm cuối của Dự án kết nối với điểm đầu của đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình nên có thể không gây ảnh hưởng xấu tới phương án tài chính của dự án BOT. Tuy nhiên, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan thẩm định kiểm tra, rà soát thủ tục lấy ý kiến thỏa thuận của chủ đầu tư với doanh nghiệp dự án BOT về ảnh hưởng của dự án liên quan.

Theo đề xuất của Sở GTVT TP Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,7 km. Điểm đầu Dự án (Km0+00) giao cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, điểm cuối Km6+700 giao điểm đầu đường cao tốc Hà Nội – Hoà Bình.

Dự án sẽ xây dựng đường cao tốc đô thị với quy mô 6 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên với hai làn xe cơ giới mỗi bên; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng, tổ chức giao thông,… đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Tổng mức đầu tư Dự án dự kiến 5.500 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương 2.000 tỷ đồng, ngân sách TP Hà Nội bố trí phần còn lại để hoàn thành dự án. Thời gian thực hiện dự án 2022-2026.

Xem thêm

“Bão” tăng giá đè nặng lên cuộc sống người dân TP.HCM

“Bão” tăng giá đè nặng lên cuộc sống người dân TP.HCM

Ngay sau khi giá xăng tăng lên mức kỷ lục xấp xỉ 30.000 đồng/lít từ ngày 11/5 là mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây thì giá nhiều nhóm hàng thiết yếu ở TPHCM - đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống phải vận chuyển trong ngày đã tăng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…