UBCKNN đề xuất chứng khoán vào danh mục ngành dịch vụ thiết yếu

Chủ tịch UBCKNN vừa có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đưa ngành Chứng khoán vào danh mục ngành “dịch vụ thiết yếu” để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán và các hoạt động của thị trường trên địa bàn.
UBCKNN đề xuất chứng khoán vào danh mục ngành dịch vụ thiết yếu

Ngày 27/3 và 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong đó có nội dung chỉ đạo tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh dịch vụ trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận thức rằng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán…là các dịch vụ thiết yếu của quốc gia cần được duy trì. 

Do vậy, UBCKNN đã có các Công văn số 86/TB-UBCK ngày 08/3/2020, Công văn số 92/TB-UBCK ngày 13/3/2020, Công văn số 120/TB-UBCK ngày 27/3/2020 và Công văn số 131/TB-UBCK ngày 31/3/2020 cho các tổ chức liên quan hoạt động trong ngành chứng khoán (các Sở Giao dịch chứng khóan, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, công ty Quản lý quỹ, công ty chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng lưu ký) phải tổ chức hoạt động bình thường, tăng cường giao dịch trực tuyến và đồng thời tuân thủ các quy định của Trung ương và địa phương về công tác phòng, chống dịch.

"Để hoạt động của thị trường chứng khoán được đảm bảo thông suốt, UBCKNN kính đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố đưa ngành Chứng khoán vào danh mục ngành "dịch vụ thiết yếu" để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán trên địa bàn tỉnh/thành phố được hoạt động bình thường", văn bản nêu rõ.

Xem thêm

5 giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

5 giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

Tại buổi lễ đánh cồng đầu xuân Canh Tý 2020 của Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện thành công 5 giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...