Ưu tiên đầu tư đường sắt cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long

Chính phủ đã bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông và Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó ưu tiên xây dựng đường sắt tốc độ cao...
Ưu tiên đầu tư đường sắt cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long

Nội dung trên được Thủ tướng Chính phủ cho biết trong buổi tiếp xúc với cử tri doanh nghiệp và lực lượng công nhân lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ để phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Thủ tướng cho biết, Chính phủ xác định 3 trụ cột chính để đột phá chiến lược gồm hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng chiến lược.

Vì vậy, trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đã bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông và Đồng bằng sông Cửu Long, trong tập trung ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các tuyến cao tốc.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hai tuyến đường cao tốc chính gồm tuyến từ TP.HCM đến Cà Mau (một số đoạn sẽ được khởi công vào giữa tháng 6) và tuyến cao tốc trục đông - tây từ Sóc Trăng qua Cần Thơ, Hậu Giang đến An Giang. 

Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội bố trí nguồn lực cho Đồng bằng sông Cửu Long với mức độ tăng cao nhất so với các khu vực khác của cả nước.

Về tuyến đường sắt tốc độ cao nối từ TP.HCM tới Cần Thơ, Thủ tướng cho biết đã xin chủ trương và Bộ Chính trị đã đồng ý, hiện Chính phủ đang triển khai làm dự án và đàm phán với các đối tác.

"Trong chỉ đạo của tôi là ưu tiên tuyến đường từ TP.HCM tới Cần Thơ", Thủ tướng nói.

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải cũng vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An đề nghị nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Theo dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Ban quản lý dự án đường sắt lập, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh, thành với tổng chiều dài 174,42 km.

Tuyến đường sắt này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ đường 1.435 mm, điện khí hóa để khai thác cả tàu khách và tàu hàng. Trên tuyến cần bố trí 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa...

Tốc độ thiết kế lớn nhất để chạy tàu là 190km/h, khai thác tàu khách với tốc độ dưới 190km/h, tàu hàng khai thác tốc độ dưới 120km/h.

Tổng mức đầu tư dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dự kiến 213.948 tỉ đồng (khoảng 9,07 tỉ USD).

Còn đối với thành phố Cần Thơ, hiện địa phương đang tích cực chủ trì, phối hợp triển khai các dự án trọng điểm, tăng cường kết nối nội vùng và liên vùng như: Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông, dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang; nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...