Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phạt nặng một số doanh nghiệp và cá nhân vì dính nhiều sai phạm

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với hai doanh nghiệp và một cá nhân, với tổng số tiền phạt hàng trăm triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phạt nặng một số doanh nghiệp và cá nhân vì dính nhiều sai phạm

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với hai doanh nghiệp và một cá nhân, với tổng số tiền phạt lên tới hàng trăm triệu đồng.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần AAV Group (trụ sở chính tại tòa nhà Việt Tiên Sơn, khu dân cư phía Đông đường Yết Kiêu, phường Cộng Hòa, Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Theo đó, Công ty Cổ phần AAV Group bị phạt 175 triệu đồng do có hành vi không báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2021.

Dù Hội đồng quản trị của AAV Group đã thông qua việc này vào tháng 10/2021, nhưng công ty không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Do đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu Công ty Cổ phần AAV Group thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ năm 2021.

Đồng thời, Công ty Cổ phần AAV Group cũng bị phạt tiền 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu sau: Báo cáo tài chính riêng, hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán; Giải trình chênh lệch trước và sau kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023.

Doanh nghiệp còn bị phạt tiền 65 triệu đồng do công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.

Trong đó, AAV Group công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán. Cụ thể, công ty có phát sinh giao dịch tạm ứng và hoàn ứng với người nội bộ của công ty là ông Phạm Văn Hiên, Trưởng Ban Kiểm soát. Tuy nhiên, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022 của công ty không trình bày giao dịch với người nội bộ là ông Phạm Văn Hiên.

Bên cạnh đó, báo cáo thường niên năm 2022 và Báo cáo thường niên năm 2023 của công ty thiếu một số thông tin gồm tình hình thực hiện so với kế hoạch, tóm tắt về hoạt động của công ty con.

Ngoài ra, AAV Group cũng công bố thông tin không không đầy đủ nội dung tại báo cáo tài chính quý 2/2024 do công ty tự lập. Cụ thể, theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024 đã được soát xét và báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024, công ty có trình bày giao dịch với người nội bộ của công ty là ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý 2/2024 do công ty tự lập không trình bày giao dịch nêu trên ở phần giao dịch với bên liên quan của công ty.

Tổng cộng, AAV Group bị xử phạt hành chính 305 triệu đồng.

Cùng ngày, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn cũng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt hành chính với số tiền 92,5 triệu đồng.

Theo đó, Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn đã không công bố nhiều tài liệu quan trọng như: Báo cáo tài chính quý 1,2,3,4 năm 2023 và quý 1,2 năm 2024; báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2023, 2024; báo cáo tài chính năm 2022, năm 2023 đã được kiểm toán; báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023, bán niên năm 2023 và năm 2024; báo cáo thường niên năm 2023.

Tiếp đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với bà Nguyễn Thương Huyền vì không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật.

Cụ thể, bà Huyền đã mua hơn 7 triệu cổ phiếu SHG của Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng vào ngày 28/7/2023, dẫn đến thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch tăng từ 0% lên 25,96%, nhưng không đăng ký chào mua công khai với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Với hành vi mua "chui" nêu trên, bà Huyền bị phạt 125 triệu đồng, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, bà Huyền phải buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm.

Đồng thời, bà Huyền bị buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...