Vận tải biển Global Pacific đặt mục tiêu đi lùi trong năm 2025

Công ty Cổ phần Vận tải biển Global Pacific (mã chứng khoán: PCT) bước vào năm 2025 với chiến lược thận trọng, đặt mục tiêu doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm so với năm trước...

Vận tải biển Global Pacific đặt mục tiêu đi lùi trong năm 2025

Theo báo cáo từ Global Pacific, hai tháng đầu năm 2025, thị trường vận tải biển đã chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển dầu và hóa chất. Những bất ổn địa chính trị đã tác động đáng kể đến giá cước, buộc doanh nghiệp này phải điều chỉnh chiến lược đầu tư nhằm bảo toàn nguồn vốn.

Cụ thể, Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông xem xét lại kế hoạch đóng mới 4 tàu chở dầu/hóa chất có trọng tải khoảng 25.900 DWT. Trước đó, Global Pacific dự kiến đầu tư mỗi tàu với mức tối đa 48,1 triệu USD, mang lại suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) khoảng 10,7%. Tổng mức đầu tư 192 triệu USD, tương đương gần 5.000 tỷ đồng và địa điểm đóng tàu là tại Trung Quốc.

Nguồn vốn đầu tư sẽ đến từ vốn chủ sở hữu và vốn vay của các tổ chức tín dụng. Trong đó, Global Pacific dự kiến chi hơn 49 triệu USD cho 4 tàu (hơn 1.200 tỷ đồng, mỗi tàu hơn 312 tỷ) từ vốn chủ sở hữu, vốn khác, hoặc thực hiện phát hành cổ phiếu theo tiến độ thanh toán.

Tuy nhiên, theo kế hoạch điều chỉnh, mức đầu tư không vượt quá 47,9 triệu USD/tàu, trong khi ROE dự kiến giảm còn 8,8%.

Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 810,55 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 84,3 tỷ đồng, giảm 4% so với mức 87,7 tỷ đồng của năm 2024. Trong khi, luỹ kế trong năm 2024, Global Pacific ghi nhận doanh thu đạt 540 tỷ đồng, tăng gần 32% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 132,7%, đạt 87,7 tỷ đồng.

Một diễn biến đáng chú ý, ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên, bà Nguyễn Thị Ngọc Đẹp đã nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên Ban kiểm soát vào cuối tháng 2 với lý do cá nhân. Trước đó, bà Đẹp từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị PCT từ tháng 11/2021 trước khi rời vị trí này vào ngày 22/4/2024. Người thay thế bà Đẹp giữ chức Chủ tịch là ông Trần Trung Quốc.

Về kế hoạch chia cổ tức năm 2024, Global Pacific dự kiến phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10%, tương đương tổng giá trị phát hành hơn 50 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện đến từ lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập các quỹ trong năm 2024. Nếu kế hoạch này thành công, vốn điều lệ của PCT sẽ tăng từ 500 tỷ đồng lên 550 tỷ đồng.

Công ty dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào ngày 24/3 tại khách sạn The Nexus, quận 1, TP.HCM.

anh-chup-man-hinh-2025-03-05-luc-183835.png
Biến động cổ phiếu PCT trong 6 tháng qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/3, cổ phiếu PCT đứng giá tham chiếu 12.700 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, từ giữa tháng 2 đến nay, mã cổ phiếu này liên tục giảm giá, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những biến động trong kế hoạch kinh doanh của công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...