Vàng bạc đá quý Bến Thành có “lấp lánh” sau khi được rót vốn 7,6 triệu USD?

Khoản cam kết cầu tư khoảng 170 tỷ đồng từ MEF III liệu có giúp BTJ thoát khỏi cảnh ngụp lặn trong lỗ triền miên thời gian qua?
Vàng bạc đá quý Bến Thành có “lấp lánh” sau khi được rót vốn 7,6 triệu USD?

Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) cam kết đầu tư 7,6 triệu USD cho BTJ

Công ty Quản lý Quỹ Mekong Capital vừa cho biết Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) cam kết đầu tư 7,6 triệu USD vào Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá Quý Bến Thành (BTJ). Đây là khoản đầu tư thứ 4 của MEF III.

Bà Shipra Jain, Tổng Giám đốc của BTJ cho biết, khoản vốn được MEF III rót vào BTJ sẽ phát triển hệ thống bán lẻ trang sức quý hoàn toàn mới PRECITA. Qua đó, giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của BTJ sẽ thấy rất rõ “hoàn cảnh” của công ty với việc lỗ liên tiếp nhiều năm.

Năm 2015, công ty ghi nhận doanh thu đạt hơn 122 tỷ đồng tuy nhiên giá vốn cao hơn 114 tỷ đồng, theo đó lợi nhuận sau thuế âm 6,5 tỷ.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 cuối tháng 4 vừa qua, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 cho thấy chẳng những không biến chuyển m tích cực mà theo chiều hướng xấu đi.

Cụ thể, kết thúc năm 2016 BTJ có tổng doanh thu dù tăng 14% đạt hơn 139 tỷ đồng, tuy nhiên giá vốn cũng tăng lên gần 132 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế là âm hơn 26 tỷ đồng, tăng trưởng âm hơn 300% so với năm trước.

Theo báo cáo tại đại hội, năm 2016 BTJ đã thực hiện nhiều cải cách kinh doanh như cải tạo cửa hàng 166 Lê Thánh Tôn và Parkson Hùng Vương vào tháng 12/2016, chuyển đổi từ cửa hàng vàng truyền thống sang phong cách của các thương hiệu đồ trang sức nhằm thiết lập lại thương hiệu BTJ và hút khách mới.

Công ty cũng mua lại nhà máy mới Bảo Ngọc và chuyển đổi nhà máy sang làm cơ sở dịch vụ hậu mãi để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Precita. Đầu tư vốn vào phòng thí nghiệm Bến Thành, thanh lý hàng cũ để giảm tổn kho…

Năm 2017 công ty vẫn thận trọng trong kế hoạch kinh doanh với doanh thu bán hàng gần 122 tỷ đồng, thấp hơn doanh thu đạt được của năm trước. Lợi nhuận mục tiêu âm tới hơn 58 tỷ đồng, tức gấp đôi năm 2016 mặc dù giá vốn chỉ đề ở mức hơn 76 tỷ đồng.

Lý giải điều này, lãnh đạo BTJ cho biết năm nay công ty thực hiện cú “lột xác” để tạo tiền đề cho những năm sau. Theo đó, BTJ cải tạo lại cửa hàng 312 Hai Bà Trưng vào tháng 3/2017.

Đồng thời đóng cửa hàng Parkson Hùng Vương vì chuỗi Trung tâm Parkson không hoạt động và ít khách tham quan mua sắm. BTJ cũng kết thúc hoạt động kinh doanh bán sỉ do lợi nhuận gộp thấp và tập trung và kinh doanh bán lẻ.

Điểm nhấn là BTJ khai trương cửa hàng Precita đầu tiên tại 44 Lê Lợi, giới thiệu bộ mặt mới về thiết kế cửa hàng bởi một đơn vị thiết kế từ Hồng Kông.

Lãnh đạo BTJ chia sẻ trong năm 2017 công ty cũng dự định mở 10 cửa hàng tại TP.HCM, tiếp tục mở rộng trong giai đoạn 2018-2019. BTJ lên kế hoạch tung ra thị trường các sản phẩm “không dễ có” ở thị trường Việt để tạo ra một xu hướng bán hàng giúp công ty cạnh tranh với các đối thủ.

Tận dụng lượng người dùng mạng xã hội 37%, BTJ cũng ra mắt Facebook, Instagram và các kênh truyền thông xã hội để thu hút người dùng. Đặc biệt, công ty có kế hoạch khởi động nền tảng thương mại điện tử và tạo dựng thương hiệu trên các chuỗi bán hàng đa kênh.

Như vậy có thể thấy, để thực hiện những kế hoạch “đổi đời” trên thì điều BTJ đang cần đó chính là nguồn tiền. Và 7,6 triệu USD tức khoảng 170 tỷ đồng là khoản mà MEF III cam kết đổ vào BTJ liệu có giúp công ty thoát khỏi cảnh lỗ liên tiếp thời gian qua?

Theo Huyền Châm/Bizlive

>> Đưa hành vi kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép vào Bộ luật Hình sự sửa đổi

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...