VATA đề xuất miễn phí bảo trì đường bộ đến 31/12, Bộ GTVT nói gì?

Ngày 20/4, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục có những kiến nghị xem xét, giảm một số loại thuế, phí, lãi ngân hàng… gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
VATA đề xuất miễn phí bảo trì đường bộ đến 31/12, Bộ GTVT nói gì?

Bộ GTVT nói gì?

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp vận tải vô cùng khó khăn, đặc biệt, nếu tình trạng này còn kéo dài thì việc các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản là điều khó thể tránh khỏi.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã tập hợp ý kiến, kiến nghị từ các hội viên trực thuộc và các Hiệp hội cơ sở để đưa ra các đề xuất gửi Bộ GTVT xem xét, giải quyết hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải.

Hiệp hội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho miễn phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2020; giảm 50% phí đăng kiểm xe cơ giới; điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ôtô chu kỳ đầu là 24 tháng và chu kỳ tiếp theo là 12 tháng; không thu phí đậu, đỗ, đón khách tại sân bay, nhà ga, bến cảng…

Đối với các tỉnh, thành phố, Hiệp hội kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và 50% lệ phí đăng ký cho các xe đăng ký mới để kinh doanh vận tải, áp dụng đến 31/12/2021.

Liên quan đề xuất của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, mới đây Bộ GTVT cũng đã có công văn trả lời về việc miễn giảm phí bảo trì đường bộ đối với các phương tiện không hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Công văn  cho biết: Việc miễn, trả lại hoặc bù trừ phí bảo trì đường bộ đã nộp được quy định tại Điều 9 Thông tư số 293/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí đường bộ.

Tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư 293/2016 quy định, các xe kinh doanh vận tải thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên phải làm đơn xin tạm dừng lưu hành (theo mẫu quy định tại phụ lục 06 Thông tư 239/2016) gửi Sở GTVT nơi quản lý, cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hoặc nơi sử dụng phương tiện (đối với trường hợp mang phương tiện đến địa phương khác sử dụng) kèm theo giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

“Ngay sau khi Sở GTVT kiểm tra và xác nhận vào đơn, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi đơn cho đơn vị đăng kiểm xe cơ giới. Doanh nghiệp sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ đối với các xe tạm dừng lưu hành từ 30 ngày trở lên tính từ ngày Sở GTVT xác nhận vào đơn xin tạm dừng lưu hành. Doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định tại Thông tư 239/2016 của Bộ Tài chính để thực hiện”, công văn của  Bộ GTVT khẳng định.

Nhiều đề xuất cứu doanh nghiệp vận tải

Trước đó, Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ ngành vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Hiệp hội đề nghị có chính sách hỗ trợ tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách đường bộ, hàng không… với mức hỗ trợ bằng 20% tổng số thuế thực nộp của doanh nghiệp trong năm 2019; giảm thuế giá trị gia tăng về 0%, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiệp hội Vận tải cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu nhưng để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn duy trì trả tiền lương cho người lao động để chờ khi dịch đi qua có thể tiếp tục hoạt động được ngay. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bỏ nhiều chi phí cho công tác phòng chống dịch.

Hiệp hội Vận tải cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu nhưng để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn duy trì trả tiền lương cho người lao động để chờ khi dịch đi qua có thể tiếp tục hoạt động được ngay. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bỏ nhiều chi phí cho công tác phòng chống dịch.

Từ đó, Hiệp hội đề nghị cơ chế từ các ngân hàng thương mại hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản phải trả lãi của tháng 4, 5 và 6-2020; giãn nợ bao gồm cả gốc và lãi từ 6 tháng đến 12 tháng (tính từ ngày công bố dịch); giảm 50% phí chuyển tiền; phí duy trì tài khoản; phí SMS Banking, Internet Banking…

Hiệp hội cũng đề nghị tiếp tục được vay với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục sản xuất kinh doanh, với lãi suất không quá 6% /năm trong năm 2020, và không quá 9% trong năm 2021.

Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cho rằng hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu. Thế nhưng, để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn trả lương, chờ khi dịch COVID-19 đi qua để tiếp tục hoạt động. 

Hiệp hội kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp và người lao động miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng công bố dịch đến hết tháng 6/2020 hoặc đến khi công bố hết dịch COVID-19…

Theo báo cáo của hiệp hội, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô và bến xe đều gặp khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Các chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch lại tăng làm doanh nghiệp vận tải ngày càng khó khăn.

Xem thêm

8 nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải năm 2020

8 nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải năm 2020

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao cho Bộ Giao thông Vậi hoàn thành 8 nhiệm vụ trong năm 2020 để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, “đi trước mở đường” trong bối cảnh tình hình KT - XH dự báo có nhiều khó khăn.
Dịch vụ vận tải gặp khó vì Covid-19, doanh nghiệp cần làm gì?

Dịch vụ vận tải gặp khó vì Covid-19, doanh nghiệp cần làm gì?

Hiện hầu hết các DN vận tải đều gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến mức Hiệp hội vận tải Hà Nội đã phải có văn bản gửi Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp cần có những biện pháp để cứu lấy chính mình.

Có thể bạn quan tâm