Dịch vụ vận tải gặp khó vì Covid-19, doanh nghiệp cần làm gì?

Hiện hầu hết các DN vận tải đều gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến mức Hiệp hội vận tải Hà Nội đã phải có văn bản gửi Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp cần có những biện pháp để cứu lấy chính mình.
Dịch vụ vận tải gặp khó vì Covid-19, doanh nghiệp cần làm gì?

Đầu vào giảm mạnh, chi phí tăng

Dịch bệnh Covid-19 đã có tác động ở tất cả các mặt từ y tế, giao thông, du lịch, thương mại... Trong đó, ngành giao thông, dịch vụ vận tải là các ngành chịu tác động đầu tiên.

Cụ thể, thời gian qua, doanh thu đầu vào của nhiều DN giảm đến 70%, nhưng các khoản chi phí đầu ra như chi phí nhân công; lương lái, phụ xe; chi phí nhiên liệu; các khoản phí, thuế; lãi vay ngân hàng... DN vẫn phải chi bình thường dẫn dến DN mất cân đối thu chi.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (hãng xe Sao Việt) cho biết, ngoài xe du lịch mỗi ngày đơn vị đang có 10 lượt xe xuất phát từ các bến xe Hà Nội đi Lào Cai và các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên, từ Tết ra đến nay, tuy là mùa cao điểm của vận tải nhưng đơn vị phải cắt giảm một nửa vì vắng khách.

“Mặc dù nhà xe tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng dịch của Bộ Y tế và phát khẩu trang, trang bị dung dịch nước rửa tay miễn phí khi khách lên xe nhưng gần 2 tuần nay nhiều xe xuất bến Mỹ Đình rất vắng khách”, ông Bằng nói.

Ông Mr. Rahn Wood - Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh cho biết: “Đối với Tập đoàn Mai Linh, mức độ ảnh hưởng tùy theo từng địa phương. Ví dụ như Vĩnh Phúc và các tỉnh biên giới ảnh hưởng khá nặng. Còn các địa phương khác chịu ảnh hưởng ít hơn, thậm chí không ảnh hưởng”.

Đại diện một Công ty vận tải cũng thông tin: “Doanh thu trong gần hết quý I của đơn vị chỉ đạt khoảng 10% so với năm ngoái. Với mức lợi nhuận này, chúng tôi khó có thể kéo dài hoạt động vì chi phí đầu ra vẫn phải duy trì ở mức quá lớn, nếu không có hướng tháo gỡ chúng tôi đang đứng bên bờ vực phá sản”.

Ứng phó thế nào? 

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho toàn ngành, Hiệp hội vận tải Hà Nội đã có đơn kiến nghị gửi Chính phủ để đề nghị có các giải pháp giải giải cứu ngành vận tải.

Cụ thể, các đề xuất này bao gồm:

Thứ nhất, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng: giãn nợ, hạ lãi suất cho vay đối với các hợp đồng vay vốn để đầu tư phương tiện vận tải, hoặc đang thế chấp tại tổ chức cho vay vốn.

Thứ hai, giảm phí BOT từ 3% - 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chỏ khách từ 16 chỗ trở lên để tiết giảm chi phí vận tải. Thứ ba, ổn định giá xăng dầu tạm thời đến hết quý II năm 2020, khuyến khích các DN chế biến xăng dầu nâng cao sản lượng xăng E5. Thứ tư, Bộ GTVT quyết tâm cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các DN.

Mới đây, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng đã gửi Công văn đến các DN viễn thông, điện lực, công ty cấp nước sạch, trạm thu phí BOT, các DN đăng kiểm... đề nghị được giúp đỡ bằng việc giảm giá dịch vụ, với lý do dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề trong đó ngành giao thông vận tải ô tô Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch virus Corona, các Công ty vận tải cần có những chính sách phù hợp để ổn định, duy trì và phát triển trước khi trông chờ vào chính sách hỗ trợ.

Ông Mr. Rahn Wood - Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh chia sẻ: “Tập đoàn triển khai các chính sách, chế độ cho người lao động khi có xác nhận của Bộ phận y tế Tập đoàn hoặc các cơ sở y tế nếu liên quan đến căn bệnh này. Cụ thể: hỗ trợ 1.000.000 đồng/người đối với người lao động bị cách ly (do nghi nhiễm virus Corona). Hỗ trợ 2.000.000 đồng/người đối với trường hợp người lao động xác định nhiễm virus Corona”.

Ngoài ra, đứng trước tình trạng doanh thu giảm sút, Tập đoàn Mai Linh đã có những chính sách hỗ trợ kinh doanh cho lái xe phù hợp tùy theo đặc điểm của từng địa phương. Trước mắt, Tập đoàn hỗ trợ cho các địa phương có dịch. "Đây là chính sách kịp thời để chia sẻ, động viên anh em lái xe an tâm làm việc, ổn định cuộc sống và chung sức cùng Tập đoàn vượt qua khó khăn", ông Mr. Rahn Wood cho biết.

Tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu của Mai Linh giảm khoảng 10% nhưng chúng tôi là tập đoàn vận tải phủ rộng toàn quốc nên có thể kiểm soát được.

Sở dĩ đạt được kết quả trên là do Việt Nam nói chung và Tập đoàn Mai Linh nói riêng đã có những phản ứng nhanh, kịp thời bảo vệ sức khỏe cho lái xe và khách hàng ngay khi những thông tin đầu tiên về dịch bệnh bùng phát. Ông Mr. Rahn Wood tiết lộ lý do.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm