VBA đề xuất tạm hoãn áp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 2025

Năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid -19, đóng góp ngân sách của ngành đồ uống chỉ còn 48.132 tỷ đồng...
VBA đề xuất tạm hoãn áp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 2025

Các doanh nghiệp trong ngành tiêu biểu như Heineken Việt Nam, SABECO, HABECO, Coca - Cola, Suntory Pepsico, Tân Hiệp Phát vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cùng với tác động bất lợi từ một số cơ chế chính sách liên quan.

Chưa phải là thời điểm thích hợp để tăng thuế

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, VBA đề nghị tạm hoãn việc sửa đổi luật ít nhất trong thời gian 2 năm tới, đến năm 2025.

Hiệp hội đã đưa ra 5 lý do cho rằng hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc dự kiến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới sẽ gây ra áp lực lớn khiến doanh nghiệp càng phải tính toán hơn.

Từ sự hài hòa các chính sách, VBA cho rằng ngành rượu, bia bị đề xuất điều chỉnh thuế suất tiêu thụ đặc biệt tại thời điểm này là chưa đảm bảo sự hài hòa giữa các thành phần kinh tế trong cùng bối cảnh khó khăn như nhau.

Xét theo yếu tố vĩ mô, mức tăng nguyên vật liệu đã vượt quá khả năng gánh chịu của doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn tới giá bán rượu, bia đang tăng trên 10%, cao hơn cả tỷ lệ tăng lạm phát (4%) và cao hơn mức tăng của thu nhập bình quân đầu người (9,5%).

Thực tiễn cơ chế thị trường cho thấy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ dẫn đến tăng giá sản phẩm bia. Từ đó người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sacg sử dụng các sản phẩm phi chính thống.

Không chỉ vậy, việc tăng thuế sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành đồ uống, gây sụt giảm về số thu ngân sách một cách tổng quan nguồn thu từ tất cả các loại thuế.

Ngoài việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của ngành nhằm hạn chế lạm dụng rượu bia thì theo VBA, việc nghiêm cấm tham gia giao thông sau khi uống rượu bia cũng là một biện pháp hiệu quả hơn giúp hạn chế căn nguyên gây ra tác hại của rượu bia.

Bên cạnh đó, VBA cho rằng việc giữ ổn định chính sách thuế trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đang còn nhiều biến động sẽ đảm bảo được nguồn thu bền vững, đồng thời giảm tác hại lạm dụng đồ uống có cồn.

Ngành đồ uống đã và đang phát triển với những sản phẩm có thương hiệu phong phú, đẩy lùi hàng nhập lậu và góp phần vào giá trị xuất khẩu với tổng giá trị sản xuất lớn và đem lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế, xã hội. Ngoài ra, các hoạt động vì cộng đồng và phát triển bền vững, phát triển xanh cũng được các doanh nghiệp trong ngành triển khai và thực hiện. 

Theo số liệu từ Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), có những doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền uống có trách nhiệm; Bảo vệ hành tinh vì một Việt Nam tốt đẹp hơn: tái sử dụng hoặc tái chế gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm, giảm 2.500 tấn khí thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận năm 2018, và 100% nước thải từ các nhà máy được xử lý đạt và vượt chuẩn để trả về môi trường một cách an toàn.

Thách thức với ngành kinh tế đóng góp 60.000 tỷ đồng cho ngân sách

Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mỗi năm, toàn ngành đóng góp khoảng 60.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

Đặc biệt, trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Covid-19, ngành đồ uống là nhân tố quan trọng để phục hồi và phát triển dịch vụ du lịch bao gồm lưu trú và ăn uống. Xu hướng nộp ngân sách của ngành liên tục tăng cho đến hết năm 2019, đạt mốc 56.665 tỷ đồng, với tốc độ tăng trung bình 14%.

Chưa kể, với hàng trăm nhà máy ở trên 51 tỉnh, thành, ngành đồ uống tạo việc làm cho hàng triệu lao động trong các cơ sở sản xuất, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nông nghiệp, kho vận, cơ khí, hóa sinh, bao bì, dịch vụ.

Đến năm 2020, đóng góp ngân sách của ngành bị sụt giảm, chỉ còn 48.132 tỷ đồng. Nguyên nhân là do dịch bệnh và các biện pháp mạnh giãn cách xã hội đã hạn chế tiêu dùng, gián đoạn nguồn cung ứng, khiến sản lượng giảm rất sâu, kéo theo doanh thu giảm, lợi nhuận giảm và đóng góp ngân sách giảm.

Đặc biệt, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với chế tài rất nặng áp dụng khi điều khiển phương tiên giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thị trường tiêu thụ giảm 20-30%, doanh thu toàn ngành đồ uống giảm tới 16% so với năm 2019.

Do đó, tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2015-2021 vì thế bị kéo giảm xuống 5,6%.

thuế tiêu thụ đặc biệt
Chỉ số sản xuất đồ uống (đường màu đỏ) trong giai đoạn 2017-2021 

Trong bối cảnh khó khăn đó, nhưng nhiều gói hỗ trợ của Chính phủ nhằm kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh lại không có cơ chế riêng nào áp dụng đối với ngành đồ uống nói chung cũng như ngành nước giải khát nói riêng. 

Do đó, PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho rằng, Nhà nước ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thủ tục xuất nhập khẩu, giảm hồ sơ giấy tiến tới áp dụng hải quan online toàn phần, linh hoạt trong các chính sách tín dụng, lãi suất ổn định để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Nhất là trong việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn hay tới đây là việc đánh thuế đồ uống có đường gây nhiều tổn thương cho doanh nghiệp. 

Ông Việt cho biết, từ năm 2023, ngành ngày càng đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, do phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này là doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa nên ngành nước giải khát đang chịu tác động tiêu cực nặng nề trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện phục hồi, phát triển, các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống mong muốn Nhà nước chưa nên xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...