VEF tăng vốn thêm gần 6.000 tỷ đồng

CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (mã: VEF) dự kiến phát hành thêm 599,76 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:3,6) với mệnh giá 10.000 đồng/cp nhằm tăng vốn điều lệ.
VEF tăng vốn thêm gần 6.000 tỷ đồng

Như vậy, tổng giá trị phát hành của đợt tăng vốn là khoảng 5.997 tỷ đồng. Và vốn điều lệ của VEF sau khi tăng vốn là 7.663,7 tỷ đồng.

Quyền mua cổ phiếu có thể được chuyển nhượng 1 lần và cổ phiếu phát hành thêm không bị hạn chế chuyển nhượng. Công ty sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu sau khi được UBCKNN chấp thuận, dự kiến trong khoảng quý IV/2018 đến quý I/2019.

Nhằm đảm bảo sự thành công của đợt chào bán, VEF đưa ra mức giá đề xuất là 10.000 đồng/cp, thấp hơn giá trị sổ sách tại 30/6 của công ty là 10.864 đồng/cp và thấp hơn nhiều so với mức giá 70.000 đồng/cp trên thị trường.

Cơ cấu cổ đông của VEF có 2 tổ chức lớn, Vingroup là công ty mẹ sở hữu 83,32% vốn điều lệ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tỷ lệ sở hữu 10% vốn. Theo đó, Vingroup có thể mua thêm 500 triệu cổ phiếu và Nhà nước có quyền mua gần 60 triệu cổ phiếu khác.

Công ty cho biết, việc tăng vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu về nguồn vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính để triển khai các dự án mới. Hiện công ty đang khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư để có thể sớm triển khai dự án Trung tâm Quốc gia mới tại khu vực Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đồng thời VEF cũng triển khai 2 dự án thành phần tạo nguồn vốn là dự án Tổ hợp Trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ, Ba Đình và dự án Khu chức năng đô thị Nam đại lộ Thăng Long tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm.

Trước đó, dự án trên khu đất số 148 Giảng Võ còn được biết đến với tên gọi mang tính chất thương mại là Vinhomes Gallery 148 Giảng Võ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Dự án 148 Giảng Võ tiếp tục được xem xét điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với thị trường và cảnh quan chung của khu vực.

 >> Gỗ Trường Thành muốn đổi tên, tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...