VEFAC - công ty con của Vingroup “bỏ túi” gần 350 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng

Trong quý 3/2023, VEFAC mang về 0,2 tỷ đồng doanh thu và 116 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần và lãi sau thuế của công ty lần lượt là 3 tỷ đồng và 344 tỷ đồng…

VEFAC - công ty con của Vingroup “bỏ túi” gần 350 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng
VEFAC - công ty con của Vingroup “bỏ túi” gần 350 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng

Theo báo cáo tài chính quý 3/2023 của Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – mã chứng khoán: VEF), doanh thu thuần đi ngang so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,2 tỷ đồng. Lưu ý, toàn bộ doanh thu hoàn toàn đến từ hoạt động cho thuê và không ghi nhận doanh thu từ cung cấp dịch vụ tổ chức triển lãm hội chợ.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty trong quý 3 đạt 116 tỷ đồng, tăng 53% nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi trái phiếu, tiền gửi, tiền cho vay). Đến hết kỳ kinh doanh, tiền và khoản đầu tư trái phiếu của công ty lên đến hơn 1.688 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của VEFAC đạt gần 3 tỷ đồng, tăng mạnh 278% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế tăng 56% so với năm trước, nâng lên khoảng 344 tỷ đồng. Như vậy, so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm, VEFAC đã vượt 72% chỉ tiêu lợi nhuận và mới đạt 30% mục tiêu doanh thu.

Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VEFAC tăng 215 tỷ đồng so với đầu năm, đạt gần 8.913 tỷ đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn và dài hạn hơn 4.192 tỷ đồng, hầu hết là cho vay các đối tác doanh nghiệp với lãi suất vay 12%/năm và có đảm bảo bằng tài sản.

Hàng tồn kho ở mức gần 1.221 tỷ đồng, đây là các khoản chi phí liên quan đến việc đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Bên cạnh đó báo cáo ghi nhận chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 1.794 tỷ đồng.

VEFAC đi vay 589 tỷ đồng tại ngày 30/9, giảm 443 tỷ sau một quý. Đây là khoản vay ngắn hạn với ngân hàng Techombank, lãi suất 8,6% cho năm đầu tiên. Ngoài ra, công ty có khoản phải trả khác hơn 5.191 tỷ đồng, chủ yếu từ Tập đoàn Vingroup (4.900 tỷ đồng).

Cuối kỳ, vốn chủ sở hữu của VEFAC hơn 2.985 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 1.314 tỷ đồng và 1.666 tỷ đồng vốn góp. Tập đoàn Vingroup là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 83,3%, số còn lại thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các cổ đông khác.

Theo giới thiệu, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) - tiền thân là Khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, với các tên gọi: Khu Triển lãm Giảng Võ (1974 - 1978), Khu Triển lãm Trung ương (1979 – 1982), Trung tâm Triển lãm thành tựu Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (1982 – 1985), Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (1985 – 1989) và từ ngày 18/1/1989 mang tên Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC).

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính...

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-22 lúc 10.52.27.png
Diễn biến cổ phiếu VEF trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, tính đến ngày 22/10, thị giá cổ phiếu VEF đang dừng ở mức 119.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 20.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Doanh nghiệp ngành thép chưa tới “hồi thái lai”

Doanh nghiệp ngành thép chưa tới “hồi thái lai”

Trong quý 3/2023, mặc dù nhận được nhiều tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu xây dựng gia tăng, giá thép thế giới cũng hồi phục sau khi chạm đáy hồi giữa năm nhưng ngành thép vẫn đối diện với nhiều khó khăn khi nhu cầu về thép chưa phục hồi như mong đợi…

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...