Lợi nhuận FPT tiếp tục lập đỉnh, doanh thu 9 tháng gần đạt 38.000 tỷ đồng

Trong quý 3/2023, FPT báo lãi sau thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục mà tập đoàn công nghệ này đạt được trong một quý. Tính chung 9 tháng đầu năm, FPT mang về 37.927 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 6.768 tỷ đồng...

Lợi nhuận FPT tiếp tục lập đỉnh, doanh thu 9 tháng gần đạt 38.000 tỷ đồng
Lợi nhuận FPT tiếp tục lập đỉnh, doanh thu 9 tháng gần đạt 38.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 với doanh thu đạt 37.927 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 6.768 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,4% và 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 4.742 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Tính riêng quý 3/2023, FPT mang về hơn 13.700 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng tăng 23% và 20% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục mà tập đoàn công nghệ này đạt được trong một quý.

Trong đó, khối Công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt khi đóng góp 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2023. Tập đoàn FPT cho biết doanh thu khối công nghệ đạt 22.517 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.128 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,7% và 20,8% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 17.626 tỷ đồng, tăng 30,9% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.878 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng.

Tại thị trường Nhật Bản, trong bối cảnh mất giá của đồng yen, thị trường này vẫn tăng 44,1% so với cùng kỳ. Tăng trưởng này đến từ nhu cầu chi tiêu lớn cho công nghệ thông tin, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số.

Đáng chú ý, vào giữa tháng 7/2023, Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận hợp tác, phụ trách toàn bộ việc phát triển phần mềm cho nhiều loại thiết bị của Nippon Seiki - Tập đoàn sản xuất thiết bị đo tốc độ lớn nhất Nhật Bản với lịch sử 70 năm hoạt động.

Doanh thu chuyển đổi số từ thị trường nước ngoài trong 9 tháng năm 2023 đạt 7.710 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, ...

FPT cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 20.700 tỷ đồng, tăng trưởng 23,2% so với cùng kỳ. Trong đó, có tới 20 dự án với quy mô trên 5 triệu USD.

Dịch vụ công nghệ thông tin trong nước vẫn còn nhiều thách thức do nhu cầu sụt giảm từ khối khách hàng doanh nghiệp, ghi nhận doanh thu 4.891 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2% và lãi trước thuế đạt 250 tỷ đồng, giảm 34,1%.

Đối với dịch vụ viễn thông, doanh thu đạt 11.278 tỷ đồng, tăng trưởng 10,1% và lãi trước thuế đạt 2.217 tỷ đồng, tăng 15% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.435 tỷ đồng.

Tập đoàn FPT còn được biết đến là doanh nghiệp đều đặn chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ cao. Những năm gần đây, doanh nghiệp này thường xuyên chia cổ tức khoảng 20% bằng tiền và 15-20% bằng cổ phiếu. Ngay trước khi bứt phá lên lập đỉnh mới, FPT cũng đã thực hiện 2 đợt chi trả cổ tức.

Việc chi trả cổ tức cao, đều đặn xuất phát từ nền tảng kinh doanh tăng trưởng ổn định được duy trì liên tục trong thời gian dài. Kể từ khi cơ cấu lại mô hình hoạt động của tập đoàn năm 2018, FPT tăng trưởng mạnh liên tục cả về doanh thu và lợi nhuận qua từng năm.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-17 lúc 13.49.14.png
Diễn biến cổ phiếu FPT trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT hiện đang giao dịch ở ngưỡng 97.000 đồng/cổ phiếu. So với đầu năm 2023, thị giá cổ phiếu công nghệ này đã tăng gần 50%. Theo đó, vốn hóa trên thị trường của doanh nghiệp này đạt khoảng 123.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...