Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Chiều 11/4, Hội đồng xét xử Toà án Nhân dân TP.HCM tuyên án vụ Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.

Sau khi nhận định xong hành vi của các bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt chung là tử hình.

Hội đồng xét xử cho rằng, có đủ cơ sở xác định các bị cáo phạm vào các tội danh như cáo trạng truy tố. Bị cáo Lan và đồng phạm gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn cho SCB. "Hành vi của bị cáo không chỉ phạm đến quyền quản lý tài sản của các cá nhân, tổ chức mà còn đẩy SCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; xói mòn niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước", bản án nhận định.

Theo Hội đồng xét xử, trước khi hợp nhất, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thu mua cổ phần của ba ngân hàng: Ngân hàng SCB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất. Khi Ngân hàng Nhà nước cho phép hợp nhất ba ngân hàng, lợi dụng chính sách tái cơ cấu lại ngân hàng, tính đến tháng 10/2022, bị cáo Lan đã thâu tóm, nắm giữ khoảng 91,5% cổ phần ngân hàng SCB.

Dù bị cáo Lan không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng bị cáo này gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần của ngân hàng nên bị cáo Lan có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng này. Do đó bị cáo Lan thỏa mãn là chủ thể của tội tham ô tài sản.

Lợi dụng vai trò là cổ đông gần như tuyệt đối của ngân hàng SCB, bị cáo Lan đã chỉ đạo các bị cáo: Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn… rút tiền ra khỏi SCB để phục vụ mục đích của mình. Do đó, tội danh mà Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố là có căn cứ.

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng ghi nhận bà Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB (trốn truy nã, xét xử vắng mặt) mức án chung thân về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng. Tổng hình phạt chung là chung thân.

Các bị cáo Bùi Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) bị đề nghị cùng mức án chung thân.

Đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) tù chung thân, Trương Huệ Vân (cháu gái Trương Mỹ Lan) từ 17 đến 18 năm tù, Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) từ 10 đến 11 năm tù, Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước) từ 11 đến 12 năm tù.

Phạm tội độc lập, không phải là đồng phạm với Trương Mỹ Lan, bị cáo Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Capella bị đề nghị mức án từ 9 đến 10 năm tù.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến chung thân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...