Vì đâu Sài Gòn vẫn ngập nước, tắc đường?

Tình trạng ngập nước, tắc đường thường xuyên ở TP.HCM một phần nguyên nhân do sự chồng chéo, lỗi thời, xa rời thực tế giữa đề án quy hoạch trải qua nhiều thời kỳ của Thành phố.
Vì đâu Sài Gòn vẫn ngập nước, tắc đường?

Được biết, quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 và những năm tiếp theo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2010. 

Tuy nhiên, vào thời điểm lập quy hoạch này năm 2006, TP lại chưa có đề án xây dựng đô thị thông minh, chưa có đô thị sáng tạo phía Đông, chưa có tính toán không gian ngầm… Quy hoạch chung cũng không lường hết được diễn biến biến đổi khí hậu, như tình trạng lún mặt đất và sự dâng lên của mực nước biển. Chính vì thế đến nay quy hoạch này đã quá lỗi thời, cần phải điều chỉnh lại quy hoạch chính phủ phê duyệt từ năm 2010. 

Trên thực tế, vấn đề yếu kém trong quản lý quy hoạch tại TPHCM đã được chỉ ra từ lâu. Đó là quy hoạch thiếu tầm nhìn, hoặc tầm nhìn ngắn, xuất phát từ quy hoạch ban đầu lệch thực tế. Theo đó, các nhà quy hoạch cứ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngay thời điểm hiện tại mà làm, không tính đến lúc tình hình kinh tế khó khăn.

Những bất cập kể trên đã dẫn tới việc đánh giá hiện trạng trở nên lỗi thời, tính dự báo chưa phù hợp. 

Về nguyên nhân gây ngập hiện nay là do việc triển khai quy hoạch chống ngập quá chậm, hệ thống cống thoát nước đầu tư chưa đạt yêu cầu. Theo quy hoạch tổng thể thoát nước mưa đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, TP cần đầu tư, nâng cấp mới khoảng 6.000km cống các loại.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay mới chỉ đầu tư được trên 2.500km, đạt khoảng 43%. Quy hoạch cũng xác định xây dựng 140 hồ điều tiết hỗ trợ thoát nước nhưng chưa có hồ nào hoàn thành. Đơn cử, việc nạo vét kênh rạch cũng chỉ đạt được 1% so với kế hoạch đặt ra.

Thực tế, vấn đề dân số là nền tảng của đất nước, tất cả việc hoạch định chiến lược, đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội… đều dựa trên cơ sở này. Tuy nhiên quy hoạch vùng TPHCM đã lạc hậu ngay từ khi công bố, vì không theo kịp sự phát triển quá nhanh với nhiều biến đổi phức tạp như tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường…

Theo quy mô dân số của quy hoạch phê duyệt năm 2010, đến năm 2025 TP có khoảng 10 triệu người, vãng lai và tạm trú 2,5 triệu người. Tuy nhiên, chỉ tính riêng dân số chính thức năm 2017 đã xấp xỉ 14 triệu người, tức bằng dự báo của 10 năm tới. Một số quận huyện, dân số cũng đi trước dự báo như, quận Bình Thạnh đạt 560.000 người, trong khi quy hoạch con số này phải đến năm 2020. Quận 12 dân số đã lên đến 500.000 người, trong khi chỉ tiêu này là của năm 2020.

Hiện nay, tình hình dân số phát triển nhanh, phương tiện giao thông gia tăng đáng kể, vấn đề phát triển hệ thống nhà chung cư cao tầng trên địa bàn TPHCM, nếu không tổ chức và quy hoạch chặt chẽ sẽ khiến tình trạng giao thông rất phức tạp trong tương lai.

Những hạn chế giữa vấn đề quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông thời gian vừa qua là bài học đắt giá cảnh tỉnh các nhà quản lý. Từ đó cần xác định rõ những bất cập đó để tổ chức lại cho phù hợp nhất, tính toán hết sức cụ thể ở từng khu vực, từng tuyến đường kết nối sao cho bảo đảm hiệu quả nhất.

Thay vì tập trung nhà cao tầng ở khu trung tâm, rồi thấp dần ra bên ngoài, thì trong tương lai cần tập trung nhà cao tầng ngoài đô thị với quy mô, diện tích đủ để tổ chức hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, thương mại, giải trí, thể dục thể thao nhằm giảm bớt sự đi lại của người dân. Còn trong đô thị tập trung đầu tư, phát triển công trình công cộng và nhà ở cao tầng tại các trạm metro. Khi đó, người dân chỉ vào trung tâm để thưởng ngoạn, giải trí hay mua sắm các vật dụng cao cấp hơn. Ông Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cấu trúc đô thị TPHCM đưa ra giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…