Vì sao cổ đông Trịnh Văn Quyết “gom” thêm 36 triệu cổ phiếu FLC?

Từ 27/10 đến 27/11/2016, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào thêm 36 triệu cổ phiếu, nâng tổng số lượng cần mua lên 66 triệu đơn vị. Sau giao dịch, ông Quyết sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,93% v
Vì sao cổ đông Trịnh Văn Quyết “gom” thêm 36 triệu cổ phiếu FLC?

CTCP Tập đoàn FLC (mã: FLC) vừa có thông báo về đăng kí giao dịch của cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT tập đoàn. Theo đó, ông Quyết đăng ký mua vào thêm 36 triệu cổ phiếu FLC.

Thời gian mua từ ngày 27/10 đến 27/11/2016. Mới đây, cổ đông Trịnh Văn Quyết cũng vừa đăng ký mua vào 30 triệu cổ phiếu FLC và thời gian kết thúc mua là ngày 26/10/2016.

Với hai đợt đăng ký mua vào tổng cộng 66 triệu cổ phiếu, nếu giao dịch thành công, ông Quyết sẽ nắm giữ 159,069 triệu cổ phiếu FLC, chiếm tỷ lệ hơn 24,93% vốn điều lệ và là cổ đông cá nhân sở hữu lớn nhất tại đây. Trong các phiên giao dịch tuần đầu của tháng 10, giá cổ phiếu FLC đã hồi phục mạnh từ mức 4.800 đồng/CP cuối tháng 9, tăng lên mức 6.300 đồng/CP, song vẫn thấp hơn gần 37% so với mệnh giá cổ phần.

Nếu trong đợt này, ông Trịnh Văn Quyết “gom” thành công 66 triệu cổ phần thì ước tính, ông Quyết sẽ chỉ phải chi ra khoảng 415,8 tỷ đồng. Do giá cổ phiếu FLC liên tục sụt giảm mạnh, dưới mệnh giá nên cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết “gom” hàng vào thời điểm này sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư, cỡ khoảng 244,2 tỷ đồng.

Trước đợt đăng ký mua gom cổ phiếu FLC của vị Chủ tịch, tập đoàn FLC cũng thực hiện đợt phát hành tăng vốn “khủng” theo kế hoạch đã được ĐHCĐ năm 2015 thông qua là tăng vốn từ 3.749 tỷ đồng lên 8.398 tỷ đồng. Trong đó, phát hành chia thưởng 35 triệu cổ phiếu, phát hành 390 triệu cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu (2 đợt).

Trong đợt chào bán 179,6 triệu cổ phiếu FLC cho cổ đông hiện hữu hồi tháng 7/2016, FLC đưa ra mức giá bán là 10.000 đồng/CP, cao hơn thị giá cổ phiếu trên sàn cùng thời điểm chỉ ở mức 6.000 đồng/CP. Tỷ lệ thực hiện 59 : 20 (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền, 59 quyền được mua 20 cổ phiếu mới).

Tuy nhiên, sau đó FLC phải thông báo gia hạn thời gian nộp tiền mua cổ phần cho nhà đầu tư. Ở đợt phát hành này, cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết cũng có quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn, song sẽ phải chấp nhận giá mua “đắt” hơn 40% so với thị giá cổ phiếu. Và chỉ vài tuần sau, ông Quyết lại đăng kí mua lượng lớn 66 triệu cổ phiếu trên sàn với giá rẻ hơn đáng kể.

Trước thông tin mua lượng lớn cổ phiếu của ông Quyết, giá cổ phiếu FLC trên sàn bất ngờ  quay đầu tăng lên, từ mức 4.800 đồng/CP ngày 29/9, hiện tăng lên mức 6.300 đồng. Tức tăng 1.500 đồng chỉ qua 10 phiên, tương đương tăng 31% thị giá. Nhờ đó, vốn hoá thị trường của FLC đã phục hồi “gỡ” lại 944 tỷ đồng, đạt mức 3.966 tỷ đồng.

Hải Hà

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...