Vì sao hàng giả ngập tràn trên các trang thương mại điện tử?

Chỉ một vài thao tác trên máy tính bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có thể sở hữu một gian hàng trên một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo… đây  là nguyên nhân chính khiến hàng giả, h
Vì sao hàng giả ngập tràn trên các trang thương mại điện tử?

Bản chất tất cả các ông lớn của ngành thương mại điện tử  như Alibaba, Amazon, eBay, Lazada, Jomashop,... không phải là bên bán hàng họ trực tiếp sản xuất ra, mà thực chất họ chỉ là bên trung gian cho thuê gian hàng và thu phí của người bán, mức phí này được tính dựa trên quy mô/khả năng kết nối giữa bên bán hàng và người mua hàng.

Hầu hết các trang TMĐT giống như một cái chợ, trong đó Công ty quản lý trang TMĐT đóng vai trò là ban quản lý chợ cung cấp các gian hàng cho thuê và thu phí người bán. Đương nhiên với cơ chế đó các công ty TMĐT sẽ đẩy mạnh càng nhiều gian hàng càng tốt, lợi nhuận sẽ tỷ lệ thuận với số gian hàng. Chính vì lý do này, việc đăng ký một gian hàng trên các trang TMĐT là khá dễ dàng.

Hiện nay, mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử đơn giản đến mức dễ như mở một tài khoản ở diễn đàn, không cần đăng ký kinh doanh và không phải trả phí cho nhà xây dựng nền tảng, thậm chí không cần xác minh danh tính.

Việc bán hàng trên các trang TMĐT hiện nay cũng được thả nổi không kém, người bán hàng thoải mái muốn bán gì thì bán, bán giá nào thì giá, đăng thông tin thế nào thì đăng trên các sàn.

Một người bán hàng trên các trang TMĐT cho biết: “Khi mở shop trên Sendo, có một bước yêu cầu cam kết không bán hàng giả, hàng nhái, mình chỉ cần click vào là xong. Với Shopee thậm chí không yêu cầu chuyện đó. Nhưng ngay cả có yêu cầu cam kết như Sendo thì cũng không kiểm duyệt gì đâu, mình muốn bán gì thì bán thôi”.

Việc kiểm soát một cách sơ sài, thậm chí là không kiểm soát các mặt hàng đăng bán của các sàn TMĐT khiến khách hàng như gặp không ít phiền toái khi mua sắm, khách hàng lạc giữa một rừng hàng hóa không rõ nguồn gốc khi lướt trên các trang TMĐT hiện nay.

Hậu quả của việc không kiểm soát hàng hóa đăng bán, một shop online tại Hà Nội đã “vô tư” bán đồ chơi cho trẻ em có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Shopee. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi phụ huynh mua hàng về phản ánh. Sau đó Shopee mới biết và gỡ sản phẩm, nhưng đã có 17 bộ bản đồ được bán thành công.

Thậm chí sản phẩm trên được rao bán trên Shopee không hề có nhãn mác bằng tiếng Việt, hoàn toàn là chữ Trung Quốc và tiếng Anh. Ngoài ra, hình ảnh thể hiện trên Shopee khiến khách hàng rất khó biết được nội dung về “đường lưỡi bò”, chỉ khi mua về mới phát hiện ra.

Sản phẩm được đăng bán trên Shopee

Đáng nói việc xử phạt các hành vi sai phạm hiện nay còn khá nhẹ nhàng khiến người bán cũng như công ty TMĐT bất chấp lợi nhuận vẫn ngang nhiên vi phạm.

Theo quy định hiên hành: "Về nguyên tắc, sản phẩm do ai bán ra thì người đó phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, trách nhiệm của sàn là phải gỡ bỏ sản phẩm đó khi bị phản ánh. Trừ khi sàn giao dịch không gỡ sản phẩm sẽ bị xử phạt".

Như vậy, trong trường hợp bán đồ chơi cho trẻ em có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc,  Shopee vô can nếu công ty này gỡ sản phẩm sau khi phát hiện vi phạm.

Việc hàng giả được bán trên các trang TMĐT không phải là vấn đề mới, Alibaba (chợ TMĐT lớn nhất Trung Quốc) từ lâu đã phải đối mặt với những lời cáo buộc rằng các nền tảng bán hàng của họ là nơi ẩn náu của hàng giả. Đến mức, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) năm ngoái đã đưa Taobao vào danh sách “đen” chứa chấp hàng giả. Chủ sở hữu các thương hiệu như Gucci, Yves Saint Laurent cách đây hai năm cũng đã kiện Alibaba vì phân phối hàng giả.

Trong một báo cáo được gửi tới USTR vào tháng 10 năm ngoái, Alibaba tự hào khoe công nghệ và tài nguyên sử dụng để ngăn chặn hàng giả từ các nền tảng thương mại điện tử của mình. Công ty cho biết hệ thống của họ đủ mạnh để quét 10 triệu sản phẩm mỗi ngày. Kết quả là, trong 12 tháng Alibaba đã chủ động loại bỏ 380 triệu sản phẩm nghi ngờ là hàng nhái được rao bán. 

.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…