Vì sao nhà bán lẻ Việt Nam cần thay đổi phương thức kinh doanh?

Số lượng người tiêu dùng trẻ tăng nhanh, xu hướng tiêu dùng thay đổi cùng với sự phát triển của công nghệ buộc các nhà bán lẻ phải thay đổi phương thức kinh doanh.
Vì sao nhà bán lẻ Việt Nam cần thay đổi phương thức kinh doanh?

Xu hướng của sự tiện lợi

Báo cáo mới nhất của Nielsen về xu hướng mua hàng toàn cầu cho thấy, người mua hàng Việt Nam ngày nay đã dần ít vào chợ truyền thống, thay vào đó đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cửa hàng thuốc tây hiện đại và cửa hàng tạp hóa thường xuyên hơn. Số lượt người mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi trong năm 2018 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2010.

Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, ông Gaurang Kotak - trưởng bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Nielsen Việt Nam cho biết, khi người mua hàng ở thành thị có ít thời gian hơn, làm việc ở các thành phố đông đúc, phải đối mặt với tắc nghẽn giao thông và sống xa nơi làm việc, họ cần các giải pháp và sản phẩm tiện lợi có thể giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Ngoài những yếu tố trên, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm hơn đến tốc độ nhanh, sự tiện lợi.

"Tiện lợi là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ cho người tiêu dùng, từ điện, nước, làm đẹp... Sự tiện lợi được tính bằng tốc độ thay vì khoảng cách", ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Thương mại Kantar Worldpanel Việt Nam cho biết. Hơn thế, sự tiện lợi nhờ vào các công nghệ bán hàng hiện đại. Những công nghệ trong cửa hàng sẽ ngày càng mang đến sự tiện lợi hơn nữa (tiện lợi đến mức không có quầy tính tiền, hay có robot phục vụ).

Khoảng 5 - 10 năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam thay đổi rất nhanh theo xu hướng kết hợp giữa 2 hình thức online và offline. Việt Nam là thị trường mới nổi khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước, bán hàng qua điện thoại di động chiếm đến 60 - 70% doanh thu ngành bán lẻ.

Thậm chí, các nhà bán lẻ còn phát triển cửa hàng ảo, tạo ra xu hướng không tìm hàng tại cửa hàng truyền thống mà tất cả thông tin đều thông qua intrenet. Một số nhà bán lẻ đang chuyển dịch theo hướng không còn người đi siêu thị mà thay thế bằng công cụ công nghệ hỗ trợ đặt hàng đăng ký dài hạn, trợ lý ảo, robot nhắc mua hàng...

Xu hướng chung của thị trường bán lẻ Việt Nam là nhiều dịch vụ khách hàng sẽ được ảo hóa bằng công nghệ IT cho phép nhà kinh doanh biết khách hàng là ai, muốn gì trước khi phục vụ. Trong xu thế này, nhiều doanh nghiệp ngoại sẽ mang đến những điều kiện mà doanh nghiệp Việt còn thiếu, như công nghệ vận hành chuỗi, tạo áp lực buộc doanh nghiệp nội thay đổi theo.

Phát triển đa kênh

Ông Jason Moy - Giám đốc điều hành Công ty Boston Consulting Group Singapore cho rằng, ngành bán lẻ thế giới và Việt Nam đang thay đổi rất nhanh. Vì thế, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện này, các doanh nghiệp bán lẻ cần tập trung vào tiếp thị số và các ứng dụng bán hàng online. Đây là xu hướng chung giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thị khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thuận lợi nhất.

Doanh nghiệp cần có những phương án tiếp cận khách hàng phù hợp vì khách hàng có thể chuyển hẳn qua kênh online và bỏ kênh offline dù kênh này mang lại những trải nghiệm thực tế thú vị. Vì thế, doanh nghiệp cần nhiều phương tiện giao hàng nối kết giữa online và offline để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong chuỗi cung ứng. Điển hình như Amazon dành 16 tỷ USD đầu tư vào AI và Alibaba dành hơn 5 tỷ USD cho công nghệ này.

Đối với thị trường Việt Nam, theo ông Jason Moy, phải nối kết tốt nhất với khách hàng, làm sao để khách hàng nhận ra rằng doanh nghiệp đang nối kết với họ. Lợi thế của các nhà bán lẻ Việt Nam là am hiểu về người tiêu dùng.

"Muốn thắng trong cuộc đua của ngành bán lẻ, doanh nghiệp phải tập trung vào khách hàng. Phải năng động hơn, phải hiểu về người tiêu dùng nhiều hơn thông qua công nghệ, mạng xã hội (zalo, facebook...) để cá nhân hóa nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những vấn đề quan trọng các nhà bán lẻ cần quan tâm là làm sao để xây dựng hệ thống mua sắm đa kênh, tích hợp nhiều hình thức mua sắm cùng một lúc. Vì trên thực tế, người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin trên internet nhưng lại vào cửa hàng xem sản phẩm và mua hàng trực tuyến, sau đó đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội. Hiện nay, khoảng cách mua sắm giữa hàng online và ofline ngày càng mờ dần, vì vậy cần cung cấp các hình thức đa kênh.

"Nhà bán lẻ cần cung cấp nhiều hình thức bán hàng để khách hàng lựa chọn. Doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác để tạo ra sự khác biệt. Trước hết, cần phân nhóm cửa hàng và quản trị, vận hành, sự cam kết, cá nhân hóa, hợp tác và sự khác biệt", ông Jason Moy tư vấn.

Đánh giá cao xu hướng của sự tiện lợi và kết nối nhờ vào công nghệ, ông Nguyễn Anh Đức - Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, mô hình hợp tác xã đang phát triển mạnh tại nhiều nước, trong đó có Mỹ, vì thế Saigon Co.op sẽ tiếp tục duy trì mô hình hợp tác xã nhưng phát triển theo hướng hiện đại hơn dựa vào công nghệ. Bên cạnh đó, Saigon Co.op sẽ nỗ lực phát triển nhiều phương thức kinh doanh để phục vụ nhiều phân khúc khách hàng.

Hiện tại, Saigon Co.op có 100 siêu thị, 600 điểm bán, 1 triệu khách hàng. Bên cạnh những mô hình hiện tại, Saigon Co.op sẽ tiếp tục phát triển những mô hình bán lẻ mới để có thể đạt 2 triệu khách hàng tại hơn 2.000 điểm giao dịch tại Việt Nam và các vùng lân cận vào năm 2020. Trong định hướng 5 - 10 năm tới, sẽ áp dụng nhiều công nghệ khác biệt, tập trung kinh doanh lĩnh vực thực phẩm, sản phẩm hữu cơ...

Việt Nam đang trong giai đoạn thuận lợi để phát triển ngành bán lẻ. Vấn đề là các nhà bán lẻ phải làm sao để cạnh tranh và đi nhanh hơn đối thủ. "Doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, làm chủ kênh mua sắm trên mạng, bởi "cuộc chơi" chỉ vừa mới bắt đầu và sẽ có những "tay chơi" mới xuất hiện", bà Nguyễn Hương Quỳnh - Tổng giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam nói.

Theo Hồng Nga/Doanh nhân Sài Gòn

>> Thị trường bán lẻ gần 180 tỷ USD Việt Nam: Cuộc chiến khốc liệt giành thị phần

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...