Vì sao Nissan hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2019?

Doanh thu ảm đạm, đồng yen mạnh lên, triển vọng toàn cầu không chắc chắn và sự trì trệ của ngành công nghiệp xe hơi là những nhân tố chính khiến Nissan điều chỉnh hạ dự báo kết quả kinh doanh.
Vì sao Nissan hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2019?

Hãng sản xuất ôtô Nissan (Nhật Bản) ngày 12/11 đã hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2019, do nhu cầu suy yếu tại thị trường Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, cùng với đó là những tác động từ vụ bắt giữ cựu Chủ tịch Carlos Ghosn.

Cụ thể, Nissan hạ dự báo lợi nhuận ròng trong tài khóa 2019 (kết thúc vào tháng 3/2020) xuống 110 tỷ yen (1 tỷ USD), thấp hơn so với ước tính trước đó là 170 tỷ yen. Doanh thu tài khóa này ước tính đạt 10.600 tỷ yen, giảm so với mức dự báo 11.300 tỷ yen được đưa ra trước đó.

Theo Nissan, tình hình doanh thu ảm đạm, đồng yen mạnh lên, triển vọng toàn cầu không chắc chắn và sự trì trệ của ngành công nghiệp xe hơi là những nhân tố chính khiến hãng điều chỉnh hạ dự báo kết quả kinh doanh.

Doanh số bán hàng của hãng tại thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại các khu vực trọng điểm khác bao gồm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản yếu kém hơn, khiến thị phần của Nissan sụt giảm. Giám đốc Tài chính (CFO) của Nissan, ông Stephen Ma cho biết.

Trong 6 tháng tính đến tháng 9/2019, lợi nhuận ròng của Nissan đã giảm 73,5% xuống 65,4 tỷ yen, trong khi doanh thu giảm 9,6% xuống còn 5.000 tỷ yen. Đây là thông báo kết quả kinh doanh đầu tiên kể từ khi Nissan bổ nhiệm ông Makoto Uchida làm tân Giám đốc điều hành (CEO) hồi tháng trước.

Ngày 1/11, Nissan đã bổ nhiệm ông Stephen Ma vào vị trí CFO của hãng, trong khi cựu CEO Hitoshi Kawaguchi và các quan chức kỳ cựu khác thôi giữ các chức vụ hiện tại. Đây là kế hoạch cải cách được cho là đánh dấu sự thay đổi mang tính giai đoạn của doanh nghiệp này.

Sau khi cựu Chủ tịch Nissan Carlos Ghosn bị bắt giữ cách đây khoảng 1 năm do những sai phạm về tài chính, Nissan đã phải đối mặt với một loạt bê bối, lợi nhuận sụt giảm và căng thẳng trong quan hệ với cổ đông.

Hồi tháng 7/2019, Nissan đã thông báo kế hoạch cắt giảm hơn 10.000 việc làm trên khắp thế giới, một phần trong nỗ lực cải tổ toàn bộ. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nissan tuyên bố sẽ cắt giảm 4.800 lao động trong tổng số 139.000 lao động trên toàn cầu.

Xem thêm

Nissan cắt giảm 10.000 việc làm toàn cầu

Nissan cắt giảm 10.000 việc làm toàn cầu

Nissan Motor Co., Ltd có kế hoạch tăng gấp đôi dự tính cắt giảm việc làm ban đầu lên tới con số 10.000 với hy vọng xoay chuyển hoạt động kinh doanh hiện đang gặp nhiều khó khăn do biến động quản lý nộ

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...