Nissan cắt giảm 10.000 việc làm toàn cầu

Nissan Motor Co., Ltd có kế hoạch tăng gấp đôi dự tính cắt giảm việc làm ban đầu lên tới con số 10.000 với hy vọng xoay chuyển hoạt động kinh doanh hiện đang gặp nhiều khó khăn do biến động quản lý nộ
Nissan cắt giảm 10.000 việc làm toàn cầu

Kế hoạch cắt giảm 4.800 việc làm chủ yếu tại các nhà máy nước ngoài với tỷ lệ sử dụng thấp đã được công bố vào tháng Năm vừa qua. Tuy nhiên, con số này có thể sẽ tăng gấp đôi – theo tiết lộ của một thành viên công ty – và sẽ được công bố cùng với kết quả tài chính của hãng vào ngày mai (25/7).

Cổ phiếu Nissan đã tăng 0,9% trong giao dịch giữa buổi sáng (24/7).

Việc cắt giảm, vượt 7% lực lượng lao động bao gồm 138.000 người của Nissan, đã nêu bật lên các vấn đề mà Giám đốc điều hành Hiroto Saikawa – người đang phải “vật lộn” với mối quan hệ rạn nứt với đối tác liên minh Renault sau khi cựu chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ - phải đối mặt.

Ông Hiroto tiếp tục giữ vị trí điều hành của mình sau một cuộc bỏ phiếu tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng trước, mặc dủ bản thân ông đã phải chống lại vô số lời khiển trách từ các công ty tư vấn uỷ quyền hàng đầu – những đơn vị đã thúc giục các cổ đông không tái bổ nhiệm ông Hiroto.

Đáng chú ý, hiện ông Hiroto Saikawa đang phải nỗ lực cải thiện doanh thu bán hàng đang tiếp tục giảm tại Hoa Kỳ - một trong những thị trường nước ngoài lớn nhất của Nissan và cũng là nơi mà công ty phải trả các ưu đãi bán hàng khá cao cho đại lý.

Vào tháng 5 vừa qua, Nissan đã dự báo lợi nhuận hoạt động hàng năm sẽ giảm 28%, bổ sung thêm vào mức trượt giảm 45% của năm ngoái, khiến Nissan rơi vào khủng hoảng lợi nhuận thấp nhất trong suốt 11 năm qua.

Trong khi phải giải quyết các vấn đề hiệu suất, ông Hiroto cũng phải “sửa chữa” niềm tin với đối tác liên minh Renault (Pháp), với nhiều vấn đề được tranh cãi vào những tháng qua khi hãng xe của Pháp tìm kiếm thêm quyền kiểm soát trong nội bộ Nissan. Renault hiện sở hữu 43% của Nissan, do đó nắm giữ 15% quyền biểu quyết trong hội đồng cổ đông. Ông Hiroto cho biết vào tháng trước, Nissan sẽ tạm hoãn các cuộc thảo luận về tương lai của liên minh để ưu tiên cải thiện hiệu suất trước mắt.

Theo Reuters

>> Nissan trao vị trí thành viên hội đồng cho Renault, chấm dứt tranh chấp

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...