Cuộc đụng độ Renault – Nissan phơi bày những lỗ hổng trong thoả thuận Fiat

Chủ tịch Fiat và chủ tịch Renault hiện đang tìm cách để “hồi sinh” lại thoả thuận sát nhập đã bị thu hồi trước đó.
Cuộc đụng độ Renault – Nissan phơi bày những lỗ hổng trong thoả thuận Fiat

Công chúng hiện đang theo sát những tiêu đề “nóng hổi” nhất xung quanh việc Renault và Fiat Chrysler Automenses tìm cách “hồi sinh” bằng cách sáp nhập hai nhà sản xuất lớn trị giá 33 tỷ euro. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán liên quan đến cổ đông nhà nước của tập đoàn Renault và đồng minh Nissan Motor đã vạch trần những rối loạn trong quản trị gây cản trở quan hệ đối tác rộng lớn hơn.

Kế hoạch sáp nhập mà chủ tịch Fiat Chrysler, ông John Elkann đã đột ngột rút lui vào tuần trước sau khi chính phủ Pháp can thiệp, có thể không hoàn toàn là biến mất. Ông John Elkann và chủ tịch Renault, ông Jean-Dominique Senard đang tìm cách để “hồi sinh” lại thoả thuận này, có thể bằng cách giảm 43% cổ phẩn Renautl nắm giữ tại Nissan, Reuters đưa tin hôm thứ Hai

Bộ trường Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết chính phủ có thể giảm 15% sở hữu tại Renault. Chủ tịch Jean-Dominque cũng đã gửi thư cho giám đốc điều hành Nissan, ông Hiroto Saikawa, đe doạ sẽ chặn kế hoạch “đại tu nội bộ” tập đoàn sau vụ lật đổ chủ tịch Carlos Ghosn. Nếu Renault bán đi một số cổ phẩn của mình tại Nissan, và chính phủ Pháp “nhẹ tay” hơn với Renautl thì Nissan có thể sẽ quyết định ủng hộ kế hoạch sát nhập.

Mọi chuyện vẫn còn là một viễn cảnh. Những nỗ lực trước đây của Renault để có được sự hợp tác chặt chẽ của Nissan đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội. Bức thư của chủ tịch Jean-Dominique bị cho rằng đã vi phạm tinh thần của một thoả thuận năm 2015, trong đó, Renault cam kết không can thiệp vào quản trị của Nissan. Tuy nhiên, sự sáng tỏ trong các vấn đề của nội bộ liên minh Pháp-Nhật này có khả năng làm giảm sự hấp dẫn của Renault trong mắt Fiat về một thoả thuận lợi nhuận.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...