Hà Nội công bố 4 nguyên nhân khiến cá các hồ chết

UBND TP Hà Nội chỉ ra 4 nguyên nhân khiến cá các hồ chết là nước thải, thay đổi thời tiết, ý thức người dân kém và việc nuôi thả cả không đúng quy định.
Hà Nội công bố 4 nguyên nhân khiến cá các hồ chết

Sau hồ Tây, cá ở hồ Linh Đàm cũng chết hàng loạt. Ảnh: Ngọc Thành.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời câu hỏi của cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND thành phố, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường hồ và công bố nguyên nhân cá chết thời gian qua.

Thành phố chỉ ra 4 nguyên nhân khiến cá chết ở nhiều hồ. Thứ nhất, do hầu hết hồ của Hà Nội là hồ điều hòa, vẫn còn nước thải chảy vào, gây nên hiện tượng tái ô nhiễm nước. Thứ hai, thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu oxy trong nước, hàm lượng DO thấp (DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh). Thứ ba, ý thức người dân kém, vẫn xả thẳng rác thải và xả thải trái phép vào hồ. Cuối cùng còn hiện tượng cho phép nuôi, thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hồ.

Về tình trạng ô nhiễm hồ, UBND thành phố cho biết địa bàn có 117 ao, hồ, đa số bị ô nhiễm bởi nước thải, trầm tích, bùn đáy. Lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Xung quanh các hồ thường có rất nhiều hàng quán và xả thải bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường. Tại nhiều nơi, việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp diện tích mặt nước và gây ô nhiễm.

Theo kết quả quan trắc tại một số hồ nội thành do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy hầu hết các giá trị hàm lượng đều vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam. “Ngoài Fe nằm trong giới hạn cho phép, các thông số còn lại đều vượt quy chuẩn; dầu mỡ khoáng trong giai đoạn 2015-2016 tăng cao hơn giai đoạn 2012- 2013 và vượt quy chuẩn nhiều lần”, báo cáo cho hay.

Kết quả quan trắc các hồ được lấy mẫu cũng cho thấy, hồ Giáp Bát và Văn Quán có chất lượng nước kém nhất, tiếp đến là hồ Định Công. Các hồ có chất lượng lượng nước tốt hơn là Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2b và Xã Đàn.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm các hồ, trong năm 2016, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội xử lý ô nhiễm ở 58 hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C theo công nghệ của Đức; tăng cường kiểm tra xử lý xả thải với các đơn vị kinh doanh quanh hồ; đẩy nhanh dự án cải tạo hồ; lắp đặt trạm quan sát tự động, kiểm soát chất lượng nước tại một số hồ (Hoàn Kiếm, hồ Tây)…

Trước đó, có hiện tượng cá chết tại nhiều hồ trong nội thành Hà Nội như Ngọc Khánh, Linh Đàm, Văn Quán… Đặc biệt hồi đầu tháng 10, khoảng 200 tấn cá hồ Tây đã chết. Hàng nghìn người cùng phương tiên được huy động xử lý sự cố.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.