Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố bản tin thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam quý 4/2022. Theo đó, kết thúc năm 2022, Việt Nam có gần 1,2 triệu tài khoản chứng khoán phái sinh.

HNX đánh giá, hầu hết các thị trường chứng khoán toàn cầu trong quý 4/2022 đều có sự phục hồi, nhưng mức độ phục hồi mạnh, yếu không giống nhau. Nguyên nhân là do những biến số được cho là căng thẳng và tiêu cực nhất đã qua và vấn đề nội tại riêng có của từng thị trường như Dow Jones, S&P 500, Nasdaq, DAX, FTSE 100, CAC 40, Euro Stoxx 50, Hang Seng, KOSPI, Nikkei 225,…

Trong nước, chỉ số VN-Index và VN30 trong quý 4/2022 biến động rất mạnh khi biên độ rộng với xu hướng giảm mạnh nửa đầu quý, nhưng sau đó đó tạo đáy và phục hồi mạnh từ nửa cuối quý nhưng tổng thể vẫn trong trạng thái giảm.

Cụ thể, mức dao động trong khoảng 1.126,46 điểm (ngày 3/10/2022) đến 873,78 điểm (16/11/2022) đối với VN-Index. Còn VN30-Index giao động từ 1.144,95 điểm (ngày 3/10/2022) đến 863,31 điểm (ngày 16/11/2022).

chứng khoán
Khối lượng giao dịch rổ VN30 trong quý 4/2022 đạt trung bình hơn 205,2 triệu cổ phiếu/phiên, tăng mạnh 39,5% so với bình quân quý 3/2022

Nếu tính theo giá đóng cửa, phiên giao dịch ngày cuối cùng của năm 2022 (30/12/2022), VN-Index đóng cửa tại 1.007,09 điểm - giảm 11,04% so với đầu quý (mức 1.132,11 điểm). Trong khi, VN30-Index đứng mức 1.005,19 điểm - giảm 12,75% trong cùng thời điểm (đầu quý 4/2022 đạt 1.152,01 điểm).

Khối lượng giao dịch rổ VN30 đạt trung bình hơn 205,2 triệu cổ phiếu/phiên, tăng mạnh 39,5% so với bình quân quý 3/2022.

Theo số liệu của FIA, trên thị trường phái sinh toàn cầu, tổng khối lượng giao dịch trong tháng 11/2022 đạt 7,75 tỷ hợp đồng, tăng 10,9% so với tháng 10/2022 và tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2021.

FIA cho biết, phần lớn giao dịch đến từ các hợp đồng phái sinh trên chỉ số cổ phiếu (chiếm 73% tổng khối lượng giao dịch). Lũy kế 11 tháng năm 2022 đạt 75,41 tỷ hợp đồng, tăng 33,6% YoY.

Xem thêm

Vì sao ROS vẫn "hiên ngang" trong rổ VN30 với mức giá trà đá?

Vì sao ROS vẫn "hiên ngang" trong rổ VN30 với mức giá trà đá?

Mặc dù thị giá đang ở mức trà đá, mớ rau nhưng cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros vẫn giữ vững được chỗ đứng suốt 3 năm qua trong rổ VN30 dù danh mục liên tục "kẻ vào người ra" khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại với tiêu chí của chỉ số này.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...